Cách não của bạn ngăn chặn một ngày không tốt

Summer Allan, 27/09/2017

Một nghiên cứu mới cho thấy cách bộ não của chúng ta ngăn chặn sự “tràn cảm xúc” thông qua việc ngăn chặn những áp đặt lên những người mới gặp.

Cuộc sống hàng ngày của chúng ta được lấp đầy với các sự kiện. Những sự kiện gắn với những cung bậc cảm xúc – như kỷ niệm sinh nhật của một người bạn, bị một chiếc xe khác cắt ngang trên đường, hoặc thậm chí là bị dập ngón chân. Trong tất cả những thăng trầm này của cảm xúc, câu hỏi đặt ra: Làm thế nào mà chúng ta vẫn còn rõ ràng trong việc phán đoán và suy luận của mình.

Điều đáng lưu ý ở đây chính là cảm xúc về một tình huống hiếm khi tô màu cho ấn tượng ban đầu của chúng ta về những người mà chúng ta mới gặp hoặc những tình huống mà chúng ta gặp phải sau đó. Dường như trong chúng ta có một cơ chế điều tiết, được xây dựng để bảo vệ chúng ta khỏi sự “tràn cảm xúc” này, và một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Psychological Science đã khám phá ra một khu vực não đặc biệt và khu vực não này có thể là nơi chịu trách nhiệm cho cơ chế điều tiết mà chúng ta đang nói đến.

Những nhà nghiên cứu như Regina Lapate, Richard Davdson, và các đồng nghiệp tại Đại học Wisconsin-Madison đã mời 27 người tham gia một cuộc nghiên cứu, theo đó một phần não của họ sẽ tạm thời ngưng hoạt động. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là kích thích từ trường xuyên qua da (transcranial magnetic stimulation – TMS) để vô hiệu hóa vùng vỏ não trước trán trái (lPFC).

Vùng vỏ não trước trán trái (lPFC) là khu vực giữ vai trò trong việc kiểm soát sự bốc đồng của chúng ta, chẳng hạn như trong trường hợp chúng ta chọn thực phẩm lành mạnh thay vì thức ăn nhanh. Sự gián đoạn của lPFC (do tác động của TMS hoặc tổn thương não), làm cho người ta ít tự chủ và bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi môi trường của họ. Câu hỏi được đặt ra: Liệu việc làm gián đoạn cảm xúc của người lPFC có ảnh hưởng đến việc phán đoán của họ hơn bình thường không?

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm điều này bằng cách cho người tham gia một loạt các khuôn mặt trung tính, đi theo mỗi bức ảnh là một bức ảnh nhanh về khuôn mặt hạnh phúc hoặc sợ hãi. Những bức ảnh ngắn ngủi này được đưa ra để tác động đến cảm xúc của người tham gia, được lấy ra từ những tình huống gợi lên cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày. Sau khi nhìn thấy khuôn mặt trung tính, người tham gia đánh giá mức độ yêu thích của người trong bức ảnh theo thang điểm từ 1 đến 4. Mỗi người tham gia đánh giá 144 khuôn mặt trung lập, trong đó một nửa số khuôn mặt được đưa ra khi lPFC của họ đã bị vô hiệu hóa, và một nửa là khi vùng não kiểm soát đã bị vô hiệu hóa (để phục vụ như là một so sánh).

Đúng như dự kiến, tình trạng “tràn cảm xúc” chỉ xảy ra khi lPFC bị ức chế. Trong trường hợp đó, người tham gia thấy những khuôn mặt trung tính được kèm theo mặt đáng sợ thoáng qua nhanh, ít đáng yêu hơn những khuôn mặt vui vẻ.Kết quả còn cho thấy tác động của sự “tràn cảm xúc” này lên trên những người tham gia về ấn tượng đầu tiên của những khuôn mặt trung tính là rất sâu sắc và kiên định.

Ba ngày sau, một thời gian dài sau khi TMS đã bị mòn, người tham gia được cho xem lại tất cả các khuôn mặt trung tính mà họ đã thấy trong thí nghiệm đầu. Đối với mỗi khuôn mặt, họ đã được hỏi, “Bạn thích người này bao nhiêu?” trên một thang đo từ “thực sự không thích” đến “thực sự thích.” Những khuôn mặt trung lập mà trong thí nghiệm trước đã kèm theo khuôn mặt đáng sợ và lúc đó người tham gia đã bị ức chế lPFC, lại một lần nữa được đánh giá là kém ưa thích hơn các khuôn mặt khác.

Những kết quả này là lần đầu tiên cho thấy rằng lPFC, trong sự kết hợp với các vùng não kết nối của nó, đóng một vai trò quan trọng trong việc điều khiển cảm xúc. Hoạt động của vùng vỏ não trước trán trái (lPFC) có vẻ như cho phép những ấn tượng của chúng ta về những người mới và những trải nghiệm mới không bị che mờ bởi những trở ngại liên tục mà chúng ta gặp phải mỗi ngày.

Tuy nhiên, sự “tràn cảm xúc” không phải là “hiện tượng xảy ra hoàn toàn hoặc không hoàn toàn” (all-or-none phenomenon). Thật vậy, nghiên cứu cho thấy những người bị lo âu hoặc trầm cảm có thể bị suy giảm chức năng lPFC. Mức độ “tràn cảm xúc” cũng có thể thay đổi theo từng người và theo ngữ cảnh. Theo các nhà nghiên cứu, “Trong cuộc sống hàng ngày, mức độ “tràn cảm xúc” không chỉ phụ thuộc vào khả năng điều tiết của một cá nhân và sự nguyên vẹn lPFC mà còn về cường độ của sự kiện cảm xúc, nhận thức về ảnh hưởng của nó và khoảng thời gian giữa quá trình diễn biến cảm xúc và các sự kiện tiếp theo sau đó.”

Tin tốt là học về cách não bộ điều chỉnh phản ứng cảm xúc có thể đưa ra cách để tăng cường khả năng này và các cơ hội cho nghiên cứu trong tương lai. Thực hành việc ổn định tâm trí như thiền định là việc hấp dẫn một cách đặc biệt, vì đã có bằng chứng cho thấy những người thực tập thiền định có thể thay đổi một số phần của não để đáp lại những kích thíchcảm xúc.

Cuối cùng, nghiên cứu này có thể giúp chúng ta tiến thêm một bước gần hơn để hạn chế sự “tràn cảm xúc” thậm chí còn hơn cả việc bộ não đã làm một cách tự nhiên. Và đảm bảo rằng chúng ta sẽ không bỏ lỡ một người bạn thân mới chỉ vì cảm xúc khó chịu khi một ngón chân vừa mới bị dập.

Dịch: Apple Thach_Authentic Live & Learn

Nguồn: https://greatergood.berkeley.edu/article/item/how_your_brain_stops_a_bad_day_from_making_you_hate_everyone

Link đọc tại Facebook.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: