
Donald Altman – 04/03/ 2017
“Những điều tốt nhất và đẹp nhất trên thế giới không thể được nhìn hay chạm được, mà chỉ có thể cảm nhận trong trái tim.” – Helen Keller – “ The story of My life” (Câu chuyện về cuộc sống của tôi)
Nếu chúng ta tự nhốt mình trong ngục tù của sự tổn thương, mất mát và không tha thứ thì chúng ta sẽ tự làm hại mình.
Bao bọc trái tim trong một nỗ lực để che chắn nó khỏi bị tổn thương chỉ tạo ra sự cằn cỗi, lạnh lẽo. May mắn thay, một nhánh cỏ dù nhỏ vẫn luôn luôn sẵn sàng để vươn lên qua các vết nứt nhỏ nhất trong bê tông. Đó là sự bền bỉ vĩnh cửu từ sự đổi mới của trái tim.
Bộ não của chúng ta đã tiến hóa để yêu và gắn kết với những người khác. Tình yêu là một sự thúc đẩy tự nhiên như hơi thở.
Trong Just One Thing, nhà khoa học thần kinh Rick Hanson đã viế: “Bộ não đã tăng gấp ba lần kể từ khi con người bắt đầu làm công cụ bằng đá khoảng 2,5 triệu năm trước, và phần lớn thần kinh mới này được dành cho tình yêu và các khả năng liên quan đến tình yêu. Chúng ta cần phải yêu thương để được khỏe mạnh. Nếu bạn “đóng chai” tình yêu của bạn thì bạn cũng sẽ “đóng chai” lên toàn bộ sự tồn tại của bạn. Tình yêu giống như nước: nó cần tuôn chảy. ”
Nếu dòng chảy của tình yêu của chúng ta đã dừng lại vì lòng tự tôn, sự ngờ vực, thất vọng, bất công, hoặc một loạt các nguyên nhân khác, làm thế nào chúng ta có thể làm cho nó tuôn chảy một lần nữa?Jenny là một học sinh trung học, chỉ mới mười bảy tuổi, em ấy đến gặp tôi vì chứng đau nửa đầu, trầm cảm và tức giận. Tại thời điểm ấy, em ấy đã rất trưởng thành mặc dù có nhiều mũi tên đau khổ xuyên thủng em.
Jenny chưa bao giờ gặp cha ruột của mình và vì mẹ em thì phải vật lộn với nghiện ngập, Jenny đã được gửi đến sống với dì và chú của em lúc 7 tuổi. Mặc dù sau này, mẹ em không còn là một người sử dụng chất kích thích, nhưng cô dường như không có khả năng yêu con gái mình – thứ mà Jenny muốn nhiều hơn bất cứ thứ gì khác trên thế giới. Mẹ của Jenny rất tự ái và quan tâm nhiều đến cuộc sống của chính mình hơn là nhiều thành tích của con gái mình ở trường.
Mỗi lần thăm mẹ khiến Jenny cảm thấy không được cần đến, không được đánh giá cao và chán nản. Tha thứ những đau khổ và bất công trong quá khứ là điều mà nhiều người lớn không muốn thực hiện, vì vậy tôi không chắc liệu Jenny có muốn “nhận lại” mẹ không. Nhưng trong các cuộc nói chuyện của chúng tôi, ý tưởng tha thứ cho mẹ vang dội trong Jenny.
Chúng tôi đã thảo luận tại sao việc tha thứ giúp chúng ta giảm bớt nỗi đau của chính mình – không phải bằng cách quên đi những gì người khác đã làm, và chắc chắn không phải theo cách cho phép lạm dụng thêm.
Như một bài tập về nhà, tôi đã yêu cầu Jenny tìm một số trích dẫn có ý nghĩa về sự tha thứ. Trong đó có một câu trích dẫn đã tác động đến em ấy là của Mahatma Gandhi, “Người yếu đuối không bao giờ có thể tha thứ được. Tha thứ tượng trưng cho sức mạnh.”Jenny đã làm được một điều tuyệt vời. Em từ bỏ mong đợi của mình rằng mẹ em nên xin lỗi vì những hành vi sai trái của mình và mẹ sẽ hành động khác đi. Thay vào đó, Jenny tập trung vào việc tạo ra không gian trong trái tim em cho những vật vã và đau khổ của mẹ em.Nó không phải là điều dễ dàng. Jenny thiền định về lòng nhân ái (meditation on loving-kindness) trước và sau khi nhìn thấy mẹ em để giữ cho trái tim em mở ra và chữa lành từng vết thương, để nỗi đau và sự tức giận của em không “mưng mũ” nữa. Jenny cũng học được rằng bằng cách tha thứ, em đã tặng một món quà rất đặc biệt cho mẹ em, một thứ mà không ai khác có thể cho bà ấy. Tôi rất tự hào về nỗ lực của Jenny trong việc duy trì lòng trắc ẩn đối với mẹ em. Điều đó cũng đang giúp em học một bài học cuộc sống đó là làm mềm và mở rộng trái tim em.
Tôi nhớ lại câu chuyện về một trong những nhà sư của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bị tra tấn trong nhiều năm trong một nhà tù Tây Tạng.
Sau khi được thả, anh được hỏi thử thách khó khăn nhất mà anh phải đối mặt khi bị giam giữ là gì. Anh ta trả lời rằng đó là lúc anh ta bắt đầu mất lòng trắc ẩn với người đang tra tấn anh ta. Người tu sĩ đó đã không lấp đi chỗ chứa trong trái tim của mình là một minh chứng cho khả năng phục hồi của trái tim và khả năng vượt qua sự thù hận và sợ hãi của nó.
Những câu chuyện này, và những người khác như họ, chúng tôi thấy rằng: giữ cho trái tim mở là một quá trình. Trái tim có thể bị đau không thể nói được, nhưng nó chứa nhiều thuốc giải độc của tình yêu, hy vọng, sự tha thứ, khả năng phục hồi và lòng trắc ẩn.
(Còn tiếp)
Nguồn: https://learnevolveandthrive.com/how-to-awaken-and-cultivate-a-compassionate-heart/
Dịch: Apple Thach_Authentic Live and Learn
Link đọc trên Facebook.