Roberta F. Lewis, M.S.W
Chánh niệm là gì? Hiểu đơn giản, chánh niệm là nhận diện được giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây, nhận biết được chuyện gì đang xảy ra.
Trong Mindfulness, bạn không bỏ qua những tư tưởng, cảm giác hay sự khó chịu về thể chất mà bạn tập trung vào chúng. Một phần không thể tách rời của thực hành chánh niệm là nhìn, chấp nhận và thực sự chào đón những sức ép, căng thẳng và đau đớn, cũng như những cảm xúc phiền não hiện lên như sợ hãi, tức giận, thất vọng và cảm giác bất an và tự trách. Điều này được thực hiện với mục đích thừa nhận khoảnh khắc hiện tại khi nó được tìm thấy – cho dù đó là dễ chịu hay khó chịu – như là bước nhận diện sự kết nối giữa mình với những điều đó.

Bên cạnh việc thực hành Mindfulness, các nhà chuyên môn cũng khuyến khích người thực hành thực tập yoga. Yoga khuyến khích sức mạnh cơ bắp, tính linh hoạt và cân bằng, cũng như sự tĩnh lặng bên trong. Nó có thể vừa thư giãn và vừa kích hoạt. Áp dụng kết hợp với các kỹ thuật chánh niệm, yoga là một hình thức nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ của thiền định hướng cơ thể. Với thực hành liên tục, người ta có thể bắt đầu sống trong cơ thể, chú ý đến trạng thái dao động và học cách nuôi dưỡng một hệ thống cảnh báo sớm cho sự dồn nén, căng thẳng hoặc đau đớn. Với thái độ chánh niệm đối với cả trạng thái cơ thể và tinh thần, người ta có nhiều thông tin hơn để làm việc với việc xử lý các sự kiện căng thẳng hằng ngày trong cuộc sống.
Những suy nghĩ trong tâm trí và những căng thẳng trong cơ thể có thực sự có khả năng tạo ra các triệu chứng bệnh biểu hiện trên cơ thể không? Đã và đang có các bằng chứng ngày càng tăng chứng minh điều này. Dean Ornish, MD, tác giả của chương trình Phục hồi bệnh tim của Tiến sĩ Dean Ornish, cung cấp bằng chứng khoa học trong nghiên cứu của ông, lần đầu tiên chứng minh rằng ngay cả những triệu chứng bệnh tim nghiêm trọng cũng có thể bị đảo ngược bằng cách thực hành Mindfulness, yoga, thay đổi chế độ ăn uống và tham gia vào nhóm hỗ trợ.

Ông cũng lưu ý: “Bên cạnh những triệu chứng ít hơn, người ta còn cảm thấy tự tin hơn về cách họ nhìn nhận bản thân và thế giới. Họ cảm thấy tự tin hơn, quyết đoán hơn và tự động viên để chăm sóc bản thân tốt hơn và tự tin hơn về khả năng phản ứng của họ trong tình huống căng thẳng, họ cũng cảm thấy có ý thức kiểm soát cuộc sống của họ, sự sẵn sàng nhìn vào các sự kiện căng thẳng, xem đó là những thách thức chứ không phải là những mối đe dọa, và cảm nhận tốt hơn về ý nghĩa trong cuộc sống”.
Trong thực hành Mindfulness, người ta có thể quan sát những tư tưởng nảy sinh trong tâm trí, nhưng không xem những điều đó là chính mình. Khi chúng ta nhận ra chúng ta không phải là suy nghĩ của chúng ta, chúng ta có thể khám phá sâu hơn và bắt đầu chuyển sang một sự tĩnh lặng lớn hơn cung cấp cho chúng ta thêm thông tin về con người cốt lõi của chính mình là ai.
Cho dù chúng ta bị áp lực bởi cơn đau và căng thẳng nghiêm trọng, hay đơn giản bởi một cảm giác nhẹ nhàng rằng mọi việc không như chúng ta mong muốn, Mindfulness là một công cụ cho phép chúng ta nhìn thế giới của chúng ta như thể chúng ta đang đứng và nhìn vào cảnh quan của cuộc sống riêng của mình và thế giới xung quanh chúng ta từ một điểm thuận lợi mới. Chúng ta có thể bắt đầu nhận ra những cách mà chúng ta đóng góp vào sự bất mãn của chính chúng ta và có thể quyết định thay đổi. Thiền chánh niệm cung cấp cho chúng ta cơ hội đó.

Nguồn: Mindfulness-based stress reduction, Palouse Mindfulness MBSR course, palousemindfulness.com
Người dịch: Apple Thach_Authentic Live & Learn.
Link xem tại Facebook.