
Có một mô hình nghiên cứu chia sẻ với chúng ta một cách để làm đảo ngược trạng thái khó chịu ấy.
Chúng tôi muốn chia sẻ một kinh nghiệm mà một trong số chúng tôi (Suzie) đã trải qua trước khi chúng tôi tới Úc . Vào thời điểm đó, chúng tôi lên rất nhiều kế hoạch để làm trước khi đến Thư viện thành phố Adelaide. Để kiểm soát những căng thẳng không tránh khỏi liên quan đến lịch làm việc dày đặc của riêng mình, Suzie thường xuyên đi bộ ngoài trời để thư giãn tâm trí và tạo nguồn năng lượng tích cực cho cô ấy.
Một ngày nọ, khi đang chạy lên dốc qua một cây cầu trong một ngày khá oi bức và cảm thấy hơi mệt, nên dù hơi nản nhưng Suzie vẫn cố gắng tập trung năng lượng bên trong để cố gắng chạy tiếp từng bước. Cô vẫn giữ được dáng đi vững vàng dù kiệt sức. Điều này làm cho cô cảm thấy vui vì sự kiên trì và cố gắng của mình.
Đột nhiên, Suzie thấy một người phụ nữ đang chạy rất nhanh. Nhìn cô ta vượt qua và cách mình một khoảng cách xa khiến Suzie cảm thấy mất toàn bộ động lực. Tựa như hoàn toàn thất bại. Và ngay lúc này, chỉ một lúc sau khi cảm thấy tốt về bản thân, cô thậm chí còn cảm thấy mệt mỏi hơn trước khi tự hỏi liệu rằng cô có thể đi được nửa đường hoặc chạy lên đỉnh cầu hay không.

Source: Suzie Pileggi Pawelski
Có chuyện gì đang diễn ra vậy? Tại sao cô ấy có thể cảm thấy rất tệ về bản thân mình trong khi một khoảnh khắc trước đó cô ấy còn đang tự hào về sự kiên trì của mình? Điều gì đã làm cô ấy thay đổi cảm xúc của mình một cach bất thình lình như vây?
Như bạn thấy đấy, chính người phụ nữ lúc nãy đã làm tâm trạng cô ấy tụt dốc. Điều đó cũng ảnh hưởng đến niềm tin của cô về những gì đã làm. Những điều xuất hiện trong tâm trí cô lúc đó chắc chắn là những suy nghĩ như:
“Tôi không thể tin được mình chạy chậm như thế ! Tôi chậm như một con ốc sên! Tại sao cùng một độ tuổi với tôi mà người phụ nữ này lại có thể chạy với tốc độ nhanh như vậy? Có lẽ tôi nên ngừng chạy vì tôi thậm chí không thể theo kịp những người cùng trang lứa với mình!”
Bằng một cách nào đó, Suzie đã cố gắng vượt qua những suy nghĩ tràn ngập tiêu cực này để chạy đến đỉnh. Cô chú ý thấy người phụ nữ đã chạy đua với cô vài phút trước đã dừng lại để duỗi chân trên đỉnh cầu. Suzie ngượng ngùng đến gần cô để nói xin chào, dù ban đầu cô thấy lúng túng vì tốc độ của mình. Suzie nói, “Xin chào, tôi thấy bạn đã vượt qua cả tôi. Bạn chạy nhanh quá!”
Người phụ nữ ấy mỉm cười và tháo kính râm ra. Suzie chợt nhận ra rằng người này dường như trẻ hơn mình rất nhiều. Sau đó, Suzie sau đó hỏi “Bạn có phiền khi tôi hỏi bạn bao nhiêu tuổi không?” Người phụ nữ trả lời, “Không phiền gì đâu, tôi 17 tuổi.” Lúc này, Suzie cười và nhận ra mình đã gấp đôi tuổi cô gái trẻ ấy. Trên thực tế, Suzie lớn hơn tuổi teen gần ba lần !
Suzie chia sẻ với cô bé kia rằng cô ấy quả là một người chạy bộ tuyệt vời, dù vậy, cô bé chỉ mỉm cười khiêm tốn. Suzie cũng kể về chuyện cô hay nói với đứa con trai tám tuổi của mình về thói quen chạy bộ kể từ khi nó chơi cho một đội bóng đá bán chuyên trong một câu lạc bộ, yêu thích môn thể thao này và luôn muốn rèn luyện kỹ năng của mình.
Bạn nữ trẻ ấy nói rằng cô bắt đầu chạy với cha khi cô khoảng tám tuổi. Suzie rất ấn tượng rằng cô bắt đầu chạy ở độ tuổi nhỏ như vậy và sau đó hỏi liệu bạn có chơi môn thể thao nào không.
Người phụ nữ lại mỉm cười và trong giọng nói rất nhỏ đã nhắc đến điều gì đó về việc được xếp hạng quốc gia. Suzie hỏi cô ấy rằng cô ấy có thể lặp lại những gì cô ấy đã nói không. Thế rồi, trước sự kinh ngạc của Suzie, cô biết rằng cô bé ấy không chỉ là người được xếp hạng quốc gia, mà còn nằm trong top 20 – độ tuổi của mình – về bộ môn chạy trong cả nước!
Và bạn ấy đang luyện tập cho một cuộc đua sắp tới! Đó là lý do tại sao bạn chạy nước rút lên ngọn đồi qua Suzie với tốc độ nhanh như vậy.
Đột nhiên, Suzie không còn cảm thấy bản thân tệ nữa, mà cô còn cảm thấy bản thân rất giỏi. Cô còn thể có thể làm được việc của một cô gái trẻ, một người chỉ bằng một phần tuổi với mình và được xếp hạng quốc gia, đã khiến cô cảm thấy tốt hơn rất nhiều!

Source: Suzie Pileggi Pawelski
Sau khi nói chuyện một lúc, Suzie ngỏ lời muốn chụp ảnh chung và giữ một mối liên hệ online. Bạn ấy đồng ý. Trước khi chia tay, họ nói sơ lược về gia đình và những thói quen lành mạnh.
Khi Suzie bắt đầu đi xuống đồi, cô tự mỉm cười, cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Cô cảm thấy tràn đầy năng lượng từ cuộc gặp gỡ và tăng tốc. Sau đó, cô nhìn thấy một “bạn trẻ được xếp hạng quốc gia” chạy qua cô, cô mỉm cười và vẫy tay.
Suzie đã học được một bài học tuyệt vời vào ngày hôm đó, một bài học mà cô đã được dạy cách đó nhiều năm khi còn bé nhưng vì nhiều lý do mà cô đã không để ý và thực hành, đó là:
- Đừng đưa ra các giả định.
- Ngừng so sánh bản thân với người khác.
- Tránh kết luận vội vàng.
Bằng những quy tắc trên bạn có thể tránh được những cảm xúc tụt dốc giống với những điều mà đã khiến Suzie cảm thấy thất vọng về bản thân. Nếu bạn đã trải qua những cảm xúc giống Suzie, thay vì cứ chăm chăm vào chuyện buồn hãy nhớ ABCDEs bản thân, đây là một mô hình tâm lý tiêu biểu của nhà tâm lý học Martin Seligman, Đại học Pennsylvania, giúp cho chúng ta xây dựng những suy nghĩ lạc quan và chống những suy nghĩ bi quan.
- Adversity – Nghịch cảnh: Đây là những sự kiện gây căng thẳng. ( Lấy trường hợp của Suzie làm ví dụ, thì đó là có người chạy nhanh hơn cô ấy rất nhiều)
- Belief – Niềm tin: Cách mà một người diễn giải lại sự kiện dựa trên niềm tin (có thể đúng hoặc sai) của họ. ( Ví dụ: “Tôi chậm như một con ốc sên!”)
- Consequence – Hậu quả: Kết quả của những niềm tin trong nghịch cảnh. ( Ví dụ: Suzie bắt đầu cảm thấy thất vọng về bản thân và khả năng của mình)
- Disputation – Tranh chấp: Tìm kiếm cách bằng chứng để bác bỏ những suy nghĩ tiêu cực từ A-C. ( Ví dụ: Suzie đã chiến đấu bằng một niềm tin mơ hồ và biết rằng người chạy đua với mình là một người trẻ tuổi và là một vận động viên Top quốc gia)
- Energizing- Hăng hái: Kết quả khi một người thực hành tự điều chỉnh những suy nghĩ và hành vi theo hướng tích cực. Để đáp lại A, B-D có thể khiến cho người này cảm thấy tràn đầy năng lượng thay vì suy kiệt. ( Ví dụ: “Woa! Tôi cảm thấy thật giỏi khi được chạy chung với một bạn vận động viên trẻ Top quốc gia! Bạn ấy rất tuyệt. Và thật hạnh phúc khi được gặp gỡ cô ấy!”)
Nếu sau này, bạn có rơi vào tình trạng mất tinh thần vì những nghịch cảnh hay nhớ ABCDEs. Dù rằng nó không đơn giản như mô hình ABCs nhưng nếu thực hành nhiều lần mô hình của Seligman sẽ giúp bạn “thuần hóa” những suy nghĩ tiêu cực và thay bằng những suy nghĩ tích cực và đầy năng lượng.
Dịch: YingEr
Edit: Nguyễn Thị Bích Ngọc
Nguồn: Suzie Pileggi Pawelski, MAPP and James Pawelski,2019,“Feeling Badly About Yourself? Try This.” . At: https://www.psychologytoday.com/us/blog/happy-together/201909/feeling-badly-about-yourself-try