Sự thất bại của người khác có làm cho bạn trở nên tự trắc ẩn với chính mình hơn?

Việc hiểu được rằng không chỉ có mỗi mình mình là đối diện với thất bại trên đời này sẽ giúp thúc đẩy sự tự trắc ẩn với chính mình trong mỗi người.

 Các câu chuyện về thất bại dường như đang là xu hướng trong hiện tại. Nhiều người thành công hôm nay đang truyền đi những câu chuyện về thất bại, sai sót và sự không hoàn hảo của họ cho chúng ta thấy,Người ta thậm chí còn thiết kế những hội nghị kéo dài chỉ tập trung vào những câu chuyện từng thất bại từ doanh nhân đến những bậc thầy thể dục, đưa hình ảnh của họ lên MXH như instagram với hashtag #fail.

Dường như họ đang cố gắng bình thường hóa sự thất bại của mình để nói với những người còn lại trong chúng ta ( những người đang cố gắng che giấu, cất kín những lỡ lầm, sai sót của mình vào sâu thẳm bên trong) rằng điều đó là bình thường, rằng ai cũng gặp phải đôi lần thất bại trong đời trước khi thành công.

Đó cũng là thông điệp mà chúng ta đã từng muốn trao gửi tới người bạn của mình khi họ rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhưng liệu điều này có thực sự giúp ích không?

Theo một nghiên cứu mới, điều này chỉ khả thi cho một vài người nhất định.

Các nhà nghiên cứu từ đại học Waterloo đã thực hiện một chương trình  với 100 sinh viên để ghi lại một video dài khoảng 3 phút nói về thói quen và mối quan tâm của họ. Sau đó, các sinh viên sẽ được nghe kể lại , từ đánh giá một người đã xem những video này, về những đặc điểm như thân thiện, dễ gần, thông minh, và trưởng thành của họ trong thang điểm  từ 1 tới 9.

Trước khi những người này nhận được kết quả của mình, họ đã được cho biết rằng, những sinh viên khác đã đạt được mức điểm từ 7 tới 9.

Sau đó họ được cho biết là họ chỉ đạt được kết quả ở mức thang điểm là 5 ( tất nhiên trên thực tế không có người nào làm công việc đánh giá ở đây, việc nói rằng các đánh giá là khách quan thực ra chỉ làm cho sinh viên thêm phần tin vào kết quả của mình mà thôi)

Tiếp đó, các sinh viên trên sẽ được biết điểm của những đồng môn có cùng giới tính và chương trình học tập như họ. Một nửa số sinh viên được cho biết những người bạn đồng mồn của mình đạt mức điểm tương tự mình từ 5 tới 9, nửa còn lại được cho biết các đồng môn của mình có mức điểm 7, mức vượt qua họ và để họ lại trong sự cô đơn về kết quả thấp của riêng mình.

Sau thí nghiệm, các sinh viên sẽ điền vào một bản đánh giá về cảm xúc tiêu cực và tích cực, cũng như cảm giác xấu hổ, hổ thẹn trong họ. Cuộc khảo sát cũng đánh giá mức độ tự trắc ẩn bên trong họ, đó là khả năng giữ được sự tử tế  với  chính mình và  nhìn nhận thất bại mà mình đang gặp phải cũng là điều mà nhiều người khác gặp phải trong đời

Có sự khác biệt giữa việc họ thất bại một mình hay thấy người khac cùng thất bại như mình? Điều này phụ thuộc vào khả năng tự trắc ẩn trong chính họ.

Với những người có khả năng tự trắc ẩn cao, với việc hiểu rằng  mình không phải là trường hợp duy nhất thất bại  trong đời – điều này giúp họ bớt mặc cảm hơn, nhiều cảm xúc tích cực hơn khi họ nghĩ họ là người thất bại duy nhất trong đời.  Nhưngđiều này ko xảy ra ở người có sự tự trắc ẩn thấp.

“ Có lẽ [cảm giác chia sẻ về sự thất bại – tức là hiểu rằng thất bại là điểm chung của con người] đã gợi mở cho những người có sự tự trắc ẩn tốt phản ứng tốt hơn, bởi vì điều này giúp họ thấy được thất bại là một phần bình thường của cuộc sống “  các nhà nghiên cứu Sydney V. Waring và Allison C. Kelly viết.

Nói cách khác, việc nhìn thấy một đồng nghiệp sau mình bị lỡ một cơ hội được thăng chức hay một phụ huynh tới trường trễ trong dịp khai giảng của con mình có thể khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn, và thúc đẩy trong chúng ta quan tâm và tử tế với chính mình hơn. Mặc dù việc nhìn thấy người khác trượt chân không hẳn là sẽ tạo ra sự tự trắc ẩn.

 “ Một vài người không thực sự tìm thấy ý nghĩa, thú vị ở việc này, điều đó chỉ xuất hiện ở những người có xu hướng phán xét bản thân mình, và nhìn sự thất bại của mình một cách khó nhọc “ Waring nói.

Theo quan điểm của As Waring and Kelly, việc nhìn thất bại như điều chung của mọi người thực ra không phải là điều mà người hay tự phán xét mình cảm thấy- những người mà nhìn vào sự thất bại và đau khổ của họ như là độc nhất .

Nếu bạn đang cố gắng an ủi một người bạn hay có xu hướng tự chỉ trích mình, thì cách kể lại sự thất bại của bản thân bạn có thể không hiệu quả. Thay vào đó ” chúng ta nên chuẩn bị sự linh hoạt và cởi mở để thử các cách thức khác nhau để xem điều gì là phù hợp nhất với bạn của mình” , cô ấy nói – chẳng hạn như việc xác nhận cảm xúc mà họ đang phải đối mặt với tình trạng của mình ra sao.

Và nếu bạn hay có khuynh hướng phán xét hay chỉ trích chính mình, bạn cần rèn luyện khả năng tự trắc ẩn với chính mình. Bằng cách đó, chúng ta sẽ hoàn thiện chính mình từ niềm tin rằng thất bại chính là một phần của cuộc sống và là cơ hội để mỗi người có cơ hội được học hỏi về những bài học trong cuộc sống.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chính thái độ mang lòng trắc ẩn ấy sẽ giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn khi chứng kiến những thất bại của người khác.

Nguồn bài viết: https://greatergood.berkeley.edu/article/item/do_other_peoples_failures_make_you_more_self_compassionate

Tác giả: KIRA M. NEWMAN 

Người dịch: Nguyễn Cảnh Linh

Edit: Nguyễn Thị Bích Ngọc

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.

%d người thích bài này: