Sau nhiều cân nhắc cùng với nhiều năm thực hành trị liệu, tôi bắt đầu tin rằng thuật ngữ lòng “tự” trọng (tự tôn) có vẻ không chính xác. Một nửa vế trong thuật ngữ này ,“tự”, có vẻ như ngầm chỉ rằng sự tự trọng có được từ chính bản thân mình.
Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn kĩ hơn, chúng ta có thể nhận thấy rằng sự tự tôn của chính bản thân ta rất thường đến từ bên ngoài bản thân mỗi người. Đối với một sinh viên, nó có thể đến từ điểm cao, đối với một người kinh doanh hoặc người lao động, nó có thể đến từ việc thăng chức hoặc tăng lương. Đối với hầu hết cá nhân, sự khen thưởng và ghi nhận giúp gia tăng niềm tự tôn của mình.
Mặc dù cũng dễ hiểu là tất cả những nguồn nêu trên đều tích cực, chúng ta cần lưu ý rằng chúng phụ thuộc vào những điều đến từ bên ngoài. Bởi vì sự tôn trọng có được từ bên ngoài, chúng ta có thể có khuynh hướng thay đổi tính cách và hành vi để có thêm những phần thưởng này. Đồng ý rằng, được người khác chấp nhận và coi trọng là một mong muốn tự nhiên, nhưng chúng ta phải cẩn trọng để không phản bội chính bản thân mình nhằm đạt được những kết quả đó.
Nếu chúng ta không nhận được kết quả mong muốn, hoặc nếu nó đột ngột mất đi, chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào về chính mình? Nếu thành tích không tốt, hoặc thiếu đi sự khen ngợi hay thậm chí sự chỉ trích làm chúng ta cảm thấy bản thân mình kém cỏi hơn, thì rõ ràng rằng lòng tự trọng ấy thật ra không đến từ chính bản thân, mà tôi gọi nó là “sự tự trọng bề mặt”.
Lòng tự tôn đúng nghĩa không phụ thuộc vào người khác hoặc những thứ bên ngoài chúng ta. Lòng tự tôn như vậy là bằng chứng cho sự tồn tại của mối quan hệ giữa chúng ta với chính bản thân mình. Bản chất của lòng tự tôn là bắt nguồn từ chính bên trong bản thân ta. Nếu chúng ta phơi bày sự dễ bị tổn thương của chính mình và dần dần từ bỏ sự nghiệp, gia đình, bạn bè, của cải và thành quả đạt được, chúng ta sẽ còn lại gì? Và điều đó cảm giác như thế nào? Ngoại trừ những tổn thất rõ ràng, liệu chúng ta có còn yêu thích và tôn trọng con người mình mà không cần xem xét đến các yếu tố xây dựng nên sự tự trọng mang tính bề mặt.
Chúng ta điều chỉnh và đóng khung hành vi của mình quá nhiều, và thậm chí còn nhiều hơn với chính tính cách của bản thân để đạt được lòng tôn trọng từ bên ngoài. Đúng nghĩa là chúng ta tạo những chiếc mặt nạ tính cách để thể hiện cho người khác thấy một con người mà chúng ta nghĩ họ sẽ chấp nhận. Trong những tình huống này, chúng ta đang chối bỏ con người thật của mình để nhận được sự chấp nhận hoặc công nhận từ người khác.
Điều này không chỉ là sự tự phản kháng bản thân mà còn phá vỡ các mối quan hệ , vì chúng không còn chân thực nữa. Khi chúng ta hành xử với tâm thế này, đúng nghĩa là chúng ta lấy hạnh phúc của chính mình để phục vụ người khác. Và rồi người khác sẽ giữ vai trò quyết định xem chúng ta có xứng đáng hay không. Đây không phải là một tình trạng lành mạnh, và nó là một bài tập đánh bại tâm hồn ta. Chúng ta không bao giờ nên đánh giá bản thân dựa trên con người mà chúng ta nghĩ người khác nhìn nhận về mình.
Ai là người phán xét?
Sự thật đơn giản là người khác không phán xét chúng ta. Họ có thể có nhiều ý kiến khác nhau về chúng ta. Tuy nhiên, nâng tầm ý kiến của họ thành phán xét thì thật ngớ ngẩn. Không ai có thể phán xét bạn trừ khi bạn cho họ quyền làm điều đó.
Tại sao chúng ta khoác áo quan tòa cho một người thường và trao cho họ quyền lực như vậy. Người duy nhất mà bạn có thể trao quyền đó là người làm việc trong tòa án, còn tất cả những người khác chỉ là những người có quyền nêu ra ý kiến. Bằng một thước đo lòng tự tôn lành mạnh hơn, chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho ý kiến của người khác hơn mà không khiến chúng trở nên nghiêm trọng thành những đánh giá sai lệch .
Lòng tự tôn phải được tạo nên từ từ sự vững chắc bên trong và sau đó có thể bộc lộ ra bên ngoài. Khi chúng ta tập trung ra bên ngoài để tìm sự chấp nhận, chúng ta đang tìm kiếm nhầm chỗ. Làm như vậy, chúng ta đang hạ thấp cái tôi chân thật của mình trong một nỗ lực vô vọng để được hạnh phúc. Sự thỏa mãn như vậy mang tính phụ thuộc, bề ngoài và làm suy yếu quá trình phát triển bản thân của chúng ta. Lòng tự tôn không phụ thuộc vào người khác như vậy.
Khi chúng ta tạo những kịch tính liên quan đến sự chấp nhận này, chúng ta cũng tạo nên những vấn đề liên quan đến quan điểm về sự từ chối. Vấn đề từ chối có thể gây hiểu lầm. Với người có lòng tự tôn mạnh mẽ, họ không quan tâm đến sự từ chối. Nó thật ra là chỉ là sự từ chối chính bản thân của một người hướng về phía người khác để tìm kiếm sự chấp nhận.
Trong những trường hợp như vậy, chúng ta không hài lòng với chính mình, và vì vậy chúng ta muốn tìm sự chấp nhận từ người khác. Nếu không có được sự chấp nhận đó, chúng ta có thói quen cho rằng mình bị từ chối. Nhưng sự thật là chúng ta đã từ chối chính bản thân mình khi để người khác có quyền đánh giá ta. Mức độ chúng ta phản ứng với ý kiến của người khác về chúng ta thì gần như tỷ lệ nghịch với mức độ lòng tự tôn của chúng ta.
Việc xem lại cách hiểu của chúng ta về lòng tự tôn có thể giúp định hình lại kì vọng về mặt văn hóa của chúng ta về hạnh phúc. Hầu hết các bậc cha mẹ đều cho rằng họ đầu tư rất kỹ càng vào lòng tự tôn của con cái. Các nhà giáo dục và những nhà chuyên môn khác đề cao giá trị của việc phát triển lòng tự tôn ở trẻ em. Tuy nhiên, tôi cho rằng hầu hết mọi người đã không bắt đầu từ việc hiểu đúng lòng tự tôn là gì.
Nếu một học sinh loại A phiền muộn vì một điểm B, hoàn toàn rõ ràng rằng điểm số của các em là sản phẩm của sự tự trọng bề mặt. Vậy nên sự sụt giảm lòng tự trọng bề mặt khiến các em cảm thấy bị đánh giá thấp giá trị. Cảm giác hạnh phúc của các em phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài. Tương tự, cũng dễ hiểu khi chúng ta khuyến khích con em mình hướng tới thành tích thể thao hoặc sự nổi tiếng.
Khi đặt dưới một góc nhìn thích hợp, chúng ta có thể thấy những những trải nghiệm này có thể nâng cao chất lượng cuộc sống của chúng. Nhưng điều đáng nói là chúng không phải là những viên gạch nền tảng về cách trẻ nhìn nhận bản thân mình. Do vậy, trong tình huống đó, những học sinh trung bình hoặc những vận động viên hạng thường sẽ bị đày ải trong ngục tù của lòng tự tôn thấp.
Lòng tự tôn là nền tảng chính đáng cho một mối quan hệ lành mạnh với bản thân chúng ta và với người khác. Lòng tự tôn chân thật giúp loại bỏ tình trạng bấu víu rất phổ biến trong hầu hết các mối quan hệ. Và nó cho phép chúng ta tự do phát triển khi mà những vấn đề về việc bị chối bỏ hoặc đánh giá trở nên mờ nhạt. Nếu chúng ta tìm kiếm lòng tự tôn từ bên ngoài, chúng ta đưa mình vào một tình trạng không chắc chắn và phụ thuộc. Khi mà giá trị về bản thân được sản sinh từ trong chính nó, cuộc sống sẽ rộng mở trong một tâm thế đầy tự chủ .
Hướng đến việc chấp nhận tất cả các cảm xúc của chúng ta là điểm mấu chốt.
Trong một nền văn hóa mà việc có lòng tự tôn cao được đánh đồng với hạnh phúc, ở đó có sự bất an rất lớn. Việc tự nhìn nhận bản thân một cách ổn định không thể dựa vào bất kì một cảm xúc nào – nó bộc phát và luôn có thể thay đổi. Nhưng một lòng tự tôn tích cực và chắc chắn có thể bắt nguồn từ một cam kết hướng đến việc chấp nhận tất cả các cảm xúc của chúng ta đều có giá trị, cho dù là vui hay buồn.
Tất cả chúng ta đều khao khát được hạnh phúc. Mưu cầu hạnh phúc là một quyền không thể chối cãi, thậm chí nó đã được ghi trong Tuyên ngôn độc lập. Tuy nhiên, khi chúng ta chối bỏ cảm xúc đau buồn và ưu ái cho cảm xúc hạnh phúc, có lẽ chúng ta đang đánh đổi một sự ổn định lâu dài bằng một niềm vui tức thời.
Bằng việc ưu ái những cảm xúc tích cực hơn tiêu cực, chúng ta thật ra đang phá hủy lòng tự tôn của mình. Khi càng chối bỏ những cảm xúc đau buồn, chúng ta đang ngầm nói với bản thân mình rằng chúng không ổn. Bởi vì cảm xúc của chúng ta là biểu hiện tự phát nhất về chúng ta là ai, khi nói với bản thân rằng điều chúng ta đang cảm thấy là không ổn cũng đồng nghĩa với việc nói với bản thân rằng chúng ta không ổn – nó làm ta thấy tổn thương.
Hãy lấy Jane làm ví dụ. Jane thích nghĩ mình là một người hạnh phúc và tích cực. Trong một chuyến đi chơi, nhận thấy bạn của cô đang phớt lờ mình, Jane bắt đầu cảm thấy tệ về bản thân. Đề cao phần hạnh phúc của mình, cô không chỉ chịu tổn thương về cách hành xử của bạn mình, mà cô còn đánh mất lòng tự tôn vì không thể duy trì vẻ ngoài hạnh phúc của mình.
BỐN CÁCH ĐỂ CẢI THIỆN LÒNG TỰ TÔN
Tôn trọng cảm xúc của bạn
Một điều mà chúng ta có thể làm để đảm bảo rằng lòng tự tôn của chúng ta được ổn định đó là gắn nó với một cam kết chấp nhận tất cả những cảm xúc của chúng ta khi chúng xuất hiện, cho dù chúng là gì. Điều này không có nghĩa là chúng ta phải hành động theo chúng. Cảm xúc có thể ảnh hưởng đến hành động của chúng ta, nhưng chúng không cần phải ra lệnh cho chúng ta làm gì..
Trân trọng cảm xúc đơn giản là gọi tên chúng, cảm nhận chúng như thế nào trong cơ thể của chúng ta, và chấp nhận chúng như là một phần khác của con người. Dĩ nhiên, những kỹ thuật như viết nhật kí hoặc chia sẻ cảm xúc của mình với bạn thân hoặc nhà trị liệu có thể là những cách hữu hiệu đảm bảo rằng chúng ta đang dành cho cảm xúc sự quan tâm đúng mức mà chúng xứng đáng được nhận.
Nắm quyền kiểm soát
Khi chúng ta đặt lòng tự tôn chỉ dựa trên những cảm xúc tích cực, chúng ta đang để lòng tự tôn của mình dao động theo những cảm xúc bộc phát mà chúng ta không thật sự có quyền kiểm soát.
Quyết định đặt lòng tự tôn của mình dựa trên việc chấp nhận những cảm xúc của chúng ta mà không đánh giá là điều mà chúng ta có thể luyện tập và cải thiện theo thời gian. Việc học cách chấp nhận nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Dĩ nhiên chúng ta không thể hy vọng mình có thể thành công ngay tức thì. Nhưng chúng ta có thể lên ý định thực hiện việc này. Quan trọng hơn hết, chúng ta có thể trân trọng những nỗ lực của mình trong việc thực hiện nó.
Thiết lập những mục tiêu khả thi
Khát vọng là điều quan trọng. Chúng định hướng cho cuộc sống của chúng ta và mang trong mình những ý nghĩa. Nhưng khi chúng ta khao khát một điều gì đó không thể đạt được, cuối cùng chúng ta thất bại. Mặc dù thất bại là một phần quan trọng trong quá trình thử nghiệm cái mới, nhưng liên tục không đạt được mục tiêu sẽ phá hủy lòng tự tôn của chúng ta.
Nếu chúng ta đang cố gắng trân trọng cảm xúc của mình, được cho là một mục tiêu lớn, chúng ta cần chia nó ra thành những mục tiêu nhỏ có thể quản lý được. Chúng ta có thể bắt đầu bằng việc cố gắng nhìn nhận chỉ một cảm xúc tiêu cực một ngày. Nếu chúng ta ganh ty với một người bạn vì công việc mới của anh ta, chúng ta có thể gọi tên cảm xúc, cho phép cảm xúc tràn qua ta, và chấp nhận nó, biết rằng sẽ ổn thôi.
Nhớ rằng: Lòng tự tôn không phải là sự tôn trọng từ người khác.
Điều quan trọng cần nhớ rằng lòng tự tôn là sự tôn trọng chúng ta nắm giữ cho chính bản thân mình. Đó không phải là sự tôn trọng do người khác nắm giữ cho chúng ta. Lòng tự tôn không nên phụ thuộc vào cách mà người khác đối xử với chúng ta.
Khi chúng ta đánh giá cao những gì người khác nhìn nhận về mình, chúng ta khiến bản thân phụ thuộc vào sự bất thường của người khác. Ai đó tặng chúng ta một lời khen, và chúng ta cảm thấy tốt về bản thân mình. Nhưng nếu họ nói điều gì đó không tử tế, chúng ta cảm thấy tồi tệ. Chúng ta có thể cảm thấy vui khi nhận được lời khen hoặc tổn thương khi nhận những lời khó nghe, nhưng những cảm xúc này không nên ảnh hưởng đến cách chúng ta trân trọng bản thân mình.
CHẤP NHẬN CẢM XÚC CỦA TA = TRÂN TRỌNG BẢN THÂN
Nếu chúng ta nhận thấy mình gặp khó khăn với việc chấp nhận một số cảm xúc nhất định, có thể hữu ích khi nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia. Khi chúng ta được nuôi dạy trong những gia đình hoặc những nền văn hóa không trân trọng một số cảm xúc nhất định, chúng ta có thể có những rào cản ăn sâu chống lại việc chấp nhận những cảm xúc này, và kết quả là không chấp nhận chính bản thân mình.
Cũng đau đớn như một vài cảm xúc khác, khi nói với chính mình rằng mình nên cảm thấy khác đi hiện tại thì lúc nào cũng tệ hơn. Khi chúng ta làm vậy, chúng ta đang kết hợp cảm xúc tiêu cực với một sự tấn công vào chính lòng tự tôn của mình.
Cho dù nhiều hay ít, cảm xúc của chúng ta về bản thân đều phức tạp và chuyển biến.
Lòng tự trọng là một “cấu phần tâm lý” đáng khao khát đã tạo nên ngành công nghiệp hàng tỉ đô la. Có rất nhiều chương trình, bài báo, sách, và sản phẩm đưa ra những hứa hẹn rằng sẽ nâng cao lòng tự trọng của bạn, cho thấy những hiểu biết của chúng ta về phương diện này là khá sâu rộng.
Mặc dù vẫn có nhiều tranh cãi về định nghĩa thực sự của lòng tự trọng, nhưng sau vài thập kỉ đắn đo , có vài điều các nhà tâm lý học có xu hướng đồng ý:
Có nhiều loại lòng tự trọng. Nói chung các nhà khoa học đồng ý rằng cảm xúc của chúng ta về giá trị bản thân có cả phần chung (bạn cảm thấy thế nào về bản thân nói chung) và phần cụ thể (bạn thấy thế nào về bản thân trong những vai trò và phạm vi cụ thể trong cuộc sống của bạn, như lòng tự trọng của bạn khi là cha mẹ, chuyên gia, đầu bếp, v.v.) Cho dù chúng ta có một loạt phạm vi cụ thể khác nhau về lòng tự trọng, nhưng không phải tất cả trong số chúng đều quan trọng, bởi vì…
Tầm ảnh hưởng của lòng tự trọng cụ thể lên lòng tự trọng chunglà khác nhau. PHạm vi cụ thể về lòng tự trọng càng ý nghĩa và quan trọng với bạn, ảnh hưởng cảm xúc nói chung của bạn về giá trị bản thân càng nhiều. Chẳng hạn như, một trận golf tồi sẽ không ảnh hưởng gì tới bạn nếu như bạn không phải là 1 tay chơi golf chuyên nghiệp.. Tại sao:
Lòng tự trọng của chúng ta giao động hàng ngày, hàng giờ. Cũng giông như có những ngày mình thức dậy với tâm trạng tuyệt vời, nhưng cũng có những ngày thấy rất bất ổn. Chúng ta có xu hướng nghĩ về lòng tự trọng của mình hoặc là tốt hay xấu nhưng nó thay đổi nhiều hơnvậy, tiếp tục di chuyển lên và xuống căn cứ vào phản hồi bên trong mà chúng ta đưa ra cho bản thân và phản hồi bên ngoài chúng ta nhận được từ môi trường. Trong khi vài người có lòng tự trọng căn bản cao hơn người khác…
Lòng tự trọng cao hơn thì không nhất thiết phải tốt hơn. Lý tưởng là, lòng tự trọng của bạn nên cao nhưng đừng quá cao. Những người ái kỷ có xu hướng đánh giá về mình cao hơn nhưng lòng tự trọng của họ thực ra cũng không hề ổn định. Thậm chí “cảm xúc” nhỏ có thể làm cho một người tự yêu mình cảm thấy “tổn thương” kinh khủng. Đó là tại sao con người với lòng tự trọng tốt và ổn định có xu hướng tâm lý khỏe hơn người với lòng tự trọng cao nhưng dễ tan vỡ. Nếu ai đó nghĩ họ cực kì thu hút, nó có thể là chủ nghĩa tự yêu mình trong họ hay nó có thể là phản ánh thực sự về ngoại hình-nhưng nó không nói lên nhiều về lòng tự trọng của họ vì…
Lòng tự trọng không liên quan đến sự thu hút bên ngoài. Các nghiên cứu đã tìm ra rằng con người với lòng tự trọng thấp tự đánh giá là chỉ thu hút bởi người khác với lòng tự trọng cao. Điều gì tạo ra sự khác biệt là cách chúng ta thể hiện bản thân. Tưởng tượng 2 người quyến rũ như nhau: Người cảm thấy tốt hơn về bản thân, ăn mặc thu hút hơn, và tự tin hơn sẽ có thể ấn tượng tốt hơn người ăn mặc ít thu hút và không an tâm cũng như không tự tin. Nếu bạn vẫn tin người thu hút nên cảm thấy tốt hơn về bản thân họ bởi vì họ có nhiều sự chú ý và khen ngợi, hãy cân nhắc điều đó…
Người có lòng tự trọng thấp kháng cự lại phản hồi tích cực. Không may là có lòng tự trọng thấp khiến chúng ta kháng cự những lời khen và phản hồi tích cực, mà khiến chúng ta có cảm giác điều đó sẽ giúp mình tăng giá trị hơn. Khi lòng tự trọng của chúng ta thấp, chúng ta cảm thấy không có giá trị về bản thân và thực sự căng thẳng bởi những kì vọng quá cao mà sự khen ngợi mang lại. Nhiều người cố gắng phát huy lòng tự trọng của họ bằng việc cho bản thân nhiều lời khen với những dạng tích cực như “Tôi thu hút và xứng đáng để yêu” hay “Tôi sẽ có thành công tuyệt vời.” Không may là…
Sự khẳng định tích cực khiến con người với lòng tự trọng thấp cảm thấy tệ hơn. Đáng buồn là người có lòng tự trọng rất thấp cần sự khẳng định tích cực nhiều nhất, có khuynh hướng cảm thấy tệ hơn về bản thân khi họ nói về mình. Lý do là: Khi câu nói đi quá xa ra ngoài hệ thống tin tưởng của chúng ta, chúng ta có xu hướng từ chối nó. Khi con người cảm thấy yếu đuối và bất lực, thì việc càng nhắc họ mạnh mẽ và giỏi giang thế nào thì lại càng khiến họ cảm thấy ngược lại. Trớ trêu thay, những người duy nhất có xu hướng được hưởng lợi từ lời khen ngợi tích cực là những người có lòng tự trọng đã cao. Những lời khẳng định hay khen ngợi tích cực không chỉ là sản phẩm về lòng tự trọng phổ biến trên thị trường – có nhiều điều khác nữa, và đa số chúng đều có điểm chung là:
Hầu hết các chương trình thúc đẩy lòng tự trọng đều không hiệu quả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết lòng tự trọng của những người tham dự các chương trình, hội thảo hay khóa học với mục đích thúc đẩy đều không thay đổi nhiều sau khi. Vậy tại sao lòng tự trọng là ngành công nghiệp phát triển mạnh như vậy? Hóa ra sau nhưng chương trình như vậy, chúng ta có xu hướng bóp méo kí ức của mình và gợi nhớ về lòng tự trọng thấp hơn là nó thực sự là. Chúng ta sau đó tin rằng lòng tự trọng của mình phát triển, thực ra, nó không hề thay đổi. Thật đáng xấu hổ vì những chương trình như vậy…
Những chức năng của lòng tự trọng cao giống như một hệ thống miễn dịch cảm xúc. Khi lòng tự trọng của chúng ta cao, chúng ta ít bị ảnh hưởng bởi căng thẳng và lo lắng, chúng ta trải qua sự từ chối và thất bại ít tổn thương, và chúng ta hồi phục từ chúng nhanh hơn. Bằng cách này, những chức năng của lòng tự trọng giống như một hệ thống miễn dịch cảm xúc giảm xóc cho chúng ta từ những tổn thương cảm xúc và tâm lý. Hiển nhiên chúng ta nên làm mọi điều chúng ta có thể để bảo vệ và nâng cao lòng tự trọng của chúng ta, và không…
Hầu hết tổn thương lòng tự trọng của chúng ta là do tự gây ra.
Không may mắn là chúng ta thường phản ứng lại những từ chối và thất bại bởi việc tự phê bình, liệt kê tất cả lỗi lầm của chúng ta, gọi tên và tự giày xéo bản thân ta khi thất bại. Sau đó chúng ta sử dụng sự bào chữa buồn cười biện hộ cho những tổn thương của lòng tự trọng của chúng ta khi nó đã bị tổn thương – “Tôi đáng bị vậy” “Nó sẽ giữ tôi khiêm tốn” “Nó là cách giữ cho kì vọng của tôi thấp, hay “Thật sự tôi ghét bản thân mình quá chừng!
Lúc nhấc điện thoại lên bấm số, bàn tay tôi đã vã mồ hôi. Người ở đầu dây bên kia không phải là một chuyên viên thẩm định tính dụng, cũng không phải là một luật sư với sự tức tối, thực ra anh ta là bạn cũ của tôi, chúng tôi có một cuộc hẹn nói chuyện với nhau.
Đáng ra cuộc trò chuyện này sẽ diễn ra một cách thoải mãi, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Vâng, tôi gọi cho anh ta bởi vì giữa chúng tôi có một vấn đề với nhau.
Trong nhiều năm qua, có những quan điểm chính trị trái chiều giữa tôi và người bạn của mình. Trên phương tiện truyền thông, tôi thấy anh ta ngày càng có những hoạt động chống đối, còn anh ta lại cho rằng tôi đang trở nên yếu đuối.
Chúng tôi đả kích nhau trên các phương tiện truyền thông mạng. Sau một thời gian, tôi nhận thấy cả hai đều đã quên mất mối thân tình ngày nào, vì thế tôi đề nghị với anh bạn của mình ngồi lại nói chuyện với nhau để hàn gắn sự khác biệt này.
Tôi đã nghĩ, tại sao việc kết nối này lại trở nên khó khăn như thế giữa chúng tôi, và tại sao điều tương tự như thế cũng xảy ra với nhiều người?
Đây cũng là điều tôi đề cập tới trong cuốn sách mới của mình, “ Cuộc chiến vì lòng tốt “. Suốt hơn một thập kỷ, tôi đã lưu trữ được nhiều tại liệu cho thấy sự thấu cảm đã giúp nhiều cho cá nhân, mối quan hệ, và đội nhóm.
Tôi cũng hiểu rằng, đây là lựa chọn không dễ dàng. Nhưng có nhiều cách để nuôi dưỡng sự thấu cảm, và nếu nhiều người trong chúng ta cùng quyết tâm làm vậy, thì mọi chuyện trong cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn.
Chìa khóa cho sự có mặt của loài người như ngày nay.
Hơn 30000 năm trước, con người là động vật có vú, ngoại hình trung bình, chúng ta cũng không có gì thế mạnh về tốc độ hay khả năng như một số loài vật khác.
Chúng ta cũng không phải là loài Vượn thông minh nhất, và có tới năm loài cá thể sinh vật khác có não phát triển chia sẻ hành tinh với chúng ta.
Nhưng có một thứ khiến cho loài người chúng ta trở nên vượt trội, đó chính là sự hợp tác trong mối liên hệ với nhau. Các loài khác không có được khả năng đặc biệt này. Điều này giúp chúng ta nhanh chóng làm chủ hành tinh.
Cội nguồn của sự thôi thúc trong việc gắn kết này chính là nằm ở khả năng thấuCảm : Biết chia sẻ, lắng nghe, và quan tâm tới nhu cầu, cảm xúc của người khác. Người nào càng có khả năng thấu cảm thì họ càng có nhiều vui thú, hạnh phúc, và xây dựng mối quan hệ dễ dàng hơn. Trên bình diện thực tế, lợi ích của sự thấu cảm được thấy rõ ở các mối quan hệ như bác sĩ và bệnh nhân, giữa vợ chồng, hay việc quản lý cảm xúc ở những đứa trẻ tốt hơn nếu chúng có những ông bố, bà mẹ có sự thấu hiểu. Những nhân viên được làm cùng với người quản lý có sự thấu cảm, lắng nghe cũng sẽ giúp họ bớt căng thẳng hơn.
Sự thấu cảm cũng góp phần tạo nên một xã hội gắn bó, giữa người với người có sự hào phóng cho đi hơn và chấp nhận các quan điểm khác biệt. Ngoài ra, đây cũng là một trong những động lực thúc đẩy hành động cam kết bảo vệ môi trường bền vững.
Mặc dù vậy, điều đáng nói ở hiện tại là sự thấu cảm lại khó xuất hiện khi chúng ta cần tới điều này nhất. Để hiểu lý do tại sao, hãy quay về quá khứ, để xem bối cảnh ban đầu cho sự hình thành này. Thời sơ khai con người sống thành những nhóm người, bằng nghề săn bắt, hái lượm, do đó sự tiếp xúc, gặp gỡ xảy ra nhiều hơn. Chúng ta tin tưởng lẫn nhau, và có thể chịu trách nhiệm cho nhau về hành động của mình.
Xuyên suốt thời gian, sự thấu cảm vẫn diễn ra một cách tự nhiên trên nền tảng cơ bản đó. Chúng ta có thể cởi mở, chia sẻ khi nhìn thấy, cảm nhận được sự khổ đau, hay niềm vui trên khuôn mặt của ai đó. Và chúng ta có khuynh hướng giúp đỡ những người trải qua sự việc mà ta đã từng vấp phải.
Nhưng ngày nay, những nền tảng định hình hỗ trợ cho sự thấu cảm đang bị phá vỡ. Giờ đây, con người sống ở thành thị trở nên biệt lập, ít tiếp xúc với nhau. Chúng ta “ gặp nhau “ một cách bất định, thường xuyên hơn ở không gian mạng ảo, nơi mà những những hành vị của sự phân nỗ và chỉ trích giữa con người không bị lên tiếng.
Chúng ta ngày trở nên biệt lập, và đôi khi chúng ta xem người khác không còn giống như chúng ta nữa, mà là những bóng hình trong suy nghĩ miên man, thậm chí chúng ta còn sợ và ghét họ.
Khi chúng ta nghe tìm hiểu về một câu chuyện đau thương nào đó, cảm giác như nghe một sự mơ hồ. Chúng ta có thể nghe việc hàng ngàn người bị ảnh hưởng bởi thảm họa hay nội chiến, nhưng dường như con số đó chỉ là những thống kê vô nghĩa, ta không có cách nào để kết nối với cảm xúc của họ.
Giờ đây, sự thấu cảm trở nên khó khăn hơn, có nhiều lý do đã làm thu hẹp cơ hội cho thể hiện sự thấu cảm. Một nghiên cứu quy mô cho thấy, trung bình người Mỹ ở năm 2009 có sự thấu cảm ít hơn 75% so với cách đó 30 năm. Nói cách khác, sự thấu cảm đang giảm dần đi, nhưng có lẽ bạn cũng không cần một nghiên cứu để xác nhận thêm điều này.
Văn hóa của chúng ta đang xuất hiện càng ngày theo một cách vô tâm hơn. Các tiêu chuẩn về nền văn minh con người đang bị xáo trộn theo thời gian. Chìa khóa cho sự phát triển của loài người dựa trên sự kết nối với nhau, nhưng nền tảng đó dường như đang bị lung lay hơn bao giờ hết.
Cách cảm xúc và lý trí ảnh hưởng tới sự thấu cảm
Nghe có vẻ như điều này đang diễn ra theo một chiều nhất định. Dương như cách chúng ta xây dựng thế giới hiện nay không ủng hộ việc thiết lập lại những giá trị ban đầu.
Chừng nào những xu hướng này còn tiếp tục, có lẽ chúng ta sẽ bị cuốn vào vòng xoáy đó một cách mất kiểm soát hơn.
Quan điểm này được xem là một trong những lý thuyết lâu đời, và khó phá vỡ nhất trong tâm lý học, và văn hóa chúng ta. Suốt nhiều thế kỷ, chúng ta được cảnh báo rằng, những ham muốn là căn nguyên thôi thúc thiếu lý trí có thể làm cho ta đưa ra những quyết định sai lầm. Nói cách khác, chúng ta khó có khả năng để có thể kiểm soát cảm xúc trong điều kiện hiện tại, hay ở trong tương lai. Điều này được mô tả theo hai hướng: Khi một cảm xúc hình thành, vượt lên trên ý thức của ta, thì ta khó có thể làm dịu được chúng, hoặc là khi chúng ta cảm thấy sự trống rỗng, thì mặc nhiên ta khó thúc đẩy được một cảm giác nào đó xuất hiện trong mình.
Nếu điều này là chính xác, thì đây có thể là rào cản cho việc thấu cảm giữa chúng ta. Cụ thể là khi ta đạt tới giới hạn của sự quan tâm, cho đi nào đó trong mình, thì ta không làm gì được thêm để vượt qua cột mốc này để có sự thấu cảm hơn nữa dành cho người khác. Và nếu nền văn minh hiện đại ngày nay làm ảnh hưởng lớn tơi sự thấu cảm trong cộng đồng xã hội, thì chúng ta cũng không có cách gì để phục hồi lại điều đó.
May mắn là khuôn mẫu này vẫn có thể đảo ngược lại. Lý trí và những thôi thúc về mặt cảm xúc có thể “ bắt tay “ cùng nhau. Mỗi khi bạn xem một bộ phim đáng sợ, bạn tự nhắc mình rằng đây chỉ là một bộ phim thôi, hay những lúc bạn muốn chỉ trích con cái của mình, thì có thể lựa chọn hít thở sâu trước khi thực hiện, cũng giống như việc lựa chọn nhạc nền cho một trò chơi, bạn hoàn toàn có thể quyết định điều bạn cảm thấy, khéo léo điều chỉnh theo cách mà bạn muốn.
Điều này cho thấy sự thấu cảm là một lựa chọn trong ta. Chúng ta có thể chủ động quyết định mức độ thấu cảm của mình ở những tình huống khác nhau. Bạn sẽ vội vã băng qua đường để né tránh một người vô gia cư, hay là dừng lại và chú ý tới nỗi đau của họ? Bạn sẽ trừng phạt một người có ý kiến trái ngược với bạn, hay tìm cách để hiểu vì sao họ lại có cái nhìn ấy? Theo thời gian, những lựa chọn này sẽ hình thành nên thói quen phản ứng trong ta, và làm nên một con người có nhiều phẩm chất thấu cảm.
Nói cách khác, điều này cũng giống như việc rèn luyện cơ bặp, nghĩa là ta có thể làm điều này lớn mạnh lên, hoặc thu hẹp lại.
Cách để nuôi dưỡng sự thấu cảm trong bạn.
Các nhà khoa học đã khám phá ra nhiều cách để xây dựng điều này. Một trong số những phương pháp không chỉ giúp ta tử tế hơn mà còn có thể nuôi dưỡng sự thấu cảm lớn mạnh ở các tình huống khó khăn, đó chính là gặp gỡ, trò chuyện với những nhóm người có quan điểm khác biệt, như trong câu chuyện trên của tôi và người bạn.
Dưới đây là một vài công cụ khác giúp mọi người có thể kết nối với nhau được tốt hơn.
Thiền định. Quan điểm cho rằng, chúng ta có thể điều khiểu được cảm xúc của mình đi ngược lại với niềm tin bấy lâu nay của ta, nhưng nhiều truyền thông tâm linh đã tin vào điều này qua nhiều thiên niên kỷ. Ví như thực hành trải nghiệm thiền tâm từ là cách để giúp cá nhân phát triển sự thấu cảm trong chính họ, và ngày càng có nhiêu nghiên cứu cho thấy, điều này mang lại hiệu quả trên thực tế.
Trong một ví dụ ấn tượng về hiệu quả này cho thấy, những người thực hành thiền tâm từ có sự thay đổi sâu và lâu dài về các phần trong bộ não liên quan tới việc bày tỏ sự thấu cảm, điều này thể hiện trên hình ảnh quét não mà các nhà nghiên cứu đã thực nghiệm trên người thực hành thiền tâm từ trước và sau 9 tháng thực hành.
Những câu chuyện. Nhiều bằng chứng đã thuyết phục chúng tôi, những câu chuyện thực sự hiểu quả. Chúng dẫn lỗi ta vào quan điểm của một người, cho phép chúng ta cảm nhận nỗi đau cũng như niềm vui của họ, và hòa vào dòng chảy cuộc sống. Ngay cả những câu chuyện là hư cấu đi nữa, thì điều này cũng mang lại hiệu quả.
Một minh chứng nữa là những người đọc sách nhiều có thể giúp họ trong việc hiểu người khác được tốt hơn. Ngay cả một xúc tác nhỏ cũng có thể tạo ra khác biệt, đặc biệt là khi chúng kết nối chúng ta với tiếng nói từ các nền văn hóa, hoặc những tổ chức mà chúng ta có thể đã không nghĩ hay không quan tâm tới các mặt khác biệt ở họ.
Mối quan hệ. Sự thấu cảm giữa một cá nhân sẽ bị giảm xuống nếu ta nhìn những chuyện xảy ra trong cuộc sống này một cách tách biệt, không liên quan gì tới mình, ngược lại, sẽ phục hồi nhanh chóng nếu ta nhìn với thái độ là câu chuyện chung.
Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, những kết luận cho thấy khi con người kết nối gần gũi với nhau, một cá nhân với các thành viên trong một nhóm khác, ở một môi trường thích hợp, họ có trải nghiệm ít phán xét hơn. Điều có được là bởi một phần họ thấy dễ dàng đồng cảm quan điểm cá nhân của mình với quan điểm mở rộng hơn của toàn bộ nhóm.
Cách thức cuối cùng này là những gì tôi đã làm khi gọi nói chuyện với người bạn cũ của mình. Mặc dù chúng tôi đã có những thái độ khác biệt, nhưng tôi tin cuộc trò chuyện như vậy có thể giúp chúng tôi hàn gắn được gì đó cho cả hai. Để điều này xảy ra, chúng tôi ưu tiên tập trung vào quan điểm của người khác thay vì chỉ khư khư giữ lập trường của mình. Chúng tôi chia sẻ cho nhau về những giai đoạn của những cảm giác sợ hãi, xa lánh và giận dữ, và cả hai chúng tôi đều sợ sự thù hận có thể đang nở rộ trong cuộc đối thoại của mình. Cuộc trò chuyện đã không đưa chúng tôi tới sự thống nhất chung về quan điểm, nhưng nó cũng đã giúp chúng tôi hiểu nhau hơn, cảm thấy được lắng nghe, và ghi nhận sự nỗ lực từ hai phía.
Tôi đã không gọi cho bạn tôi nếu tôi không tin vào việc con người có thể vun bồi sự thấu cảm. Cũng bởi nếu điều này không khả thi thì có lý do gì để chúng ta phải thử?
Những nghiên cứu thực tế của chúng tôi cho thấy những người tin rằng điều này chỉ khả thi, khi nó có thể thực hiện một cách dễ dàng, hoặc chẳng hạn như với những người quen thuộc với mình.
Hiểu sự thấu cảm trong ta như một kỹ năng có thể cần chủ động, và thách thức của chúng ta là quyết định những gì ta sẽ lựa chọn, kiểu người mà chúng ta muốn trở thành.
Bước đầu tiên để xây dựng năng lực này trong mình, chúng ta phải tin rằng mình có thể làm được. Tôi hy vọng vào lúc này bạn đã có góc nhìn đó. Những gì bạn làm với hiểu biết này, và với sự quan tâm trong bạn ra sao, đều tùy thuộc ở bạn.
Chúng ta có xu hướng nghĩ về thấu cảm như là một đặc điểm duy nhất chỉ có ở con người. Theo nhà nghiên cứu động vật linh trưởng, Frans de Waal, nhưng có một thứ gì đó vượn và những động vật khác cũng thể hiện. Ông ấy chỉ ra cách mà lịch sử tiến hóa cho thấy xu hướng sâu xa để cảm nhận cảm xúc của người khác.
Ngày xửa ngày xưa, Hoa Kỳ có một tổng thống nổi tiếng với màn biểu diễn hình mặt kì dị. Trong một hành động cảm xúc được kiểm soát, ông ấy sẽ cắn vào môi dưới của mình và nói với khán giả rằng “Tôi cảm thấy nỗi đau của bạn”.
Cho dù trình diễn có chân thành thì cũng không phải là vấn đề ở đây; mà là chúng ta bị ảnh hưởng bởi tình trạng khó khăn khác. Đồng cảm là bản năng thứ hai của chúng ta, quan trọng đến nỗi bất kỳ ai nếu không có nó thì chúng ta sẽ cho rằng đó là mối nguy hiểm hay bệnh tâm thần.
Trong nhiều bộ phim, bằng cách nào đó, chúng ta thường có thể cảm nhận được cảm xúc của các diễn viên và tình tiết trên màn ảnh . Chúng ta tuyệt vọng khi con tàu khổng lồ của họ chìm; chúng ta vui mừng khi chứng kiến họ nhìn vào ánh mắt của người yêu đã xa cách từ rất lâu.
Chúng ta đã quá quen với sự thấu cảm đến mức chúng ta coi nó như là điều hiển nhiên, nhưng như chúng ta biết, nó cần thiết cho xã hội loài người. Đạo đức của chúng ta phụ thuộc vào điều đó: Làm sao mà bất kì ai có thể được mong đợi tuân theo nguyên tắc vàng khi không có khả năng trao đổi tinh thần với đồng loại? Thật hợp lý khi cho rằng năng lực này được ưu tiên hàng đầu, tạo ra nguyên tắc vàng. Sự thấu cảm được nhắc đến bởi một trong những định nghĩa lâu dài nhất mà chúng ta có, được Adam Smith đưa ra “nơi ôm ấp những niềm đau nỗi khổ”
Ngay cả Smith, cha đẻ của nền kinh tế học, nổi tiếng với việc nhấn mạnh lợi ích cá nhân là nguồn sống của nền kinh tế con người, hiểu rằng khái niệm của lợi ích cá nhân và thấu cảm không mâu thuẫn nhau. Thấu cảm cho phép chúng ta kết nối với người khác, trước tiên là tình cảm, và sau đó là hiểu được tình huống và vấn đề của họ.
Khả năng này có thể phát triển, bởi vì nó đã phục vụ sự sống sót của tổ tiên chúng ta theo hai cách. Đầu tiên, giống như động vật có vú, chúng ta cần nhạy cảm với nhu cầu của con cái. Thứ hai, loài của chúng ta phụ thuộc vào sự hợp tác, có nghĩa là chúng ta làm tốt hơn nếu chúng ta được bao quanh với những đồng đội khỏe mạnh, có khả năng. Quan tâm đến họ chỉ là vấn đề làm sáng tỏ lợi ích cá nhân.
Thấu cảm động vật
Thật khó tưởng tượng rằng thấu cảm-một đặc tính rất cơ bản với loài người, xuất hiện sớm trong cuộc đời, và đi kèm bởi những phản ứng sinh lý mạnh mẽ-ra đời chỉ khi tổ tiên của chúng ta tách rời ra khỏi loài vượn người. Nó phải lâu hơn thế nhiều. Những ví dụ của thấu cảm ở những loài khác cho thấy một lịch sử tiến hóa lâu dài đối với khả năng này ở con người.
Tiến hóa hiếm khi loại ra bất kì điều gì. Thay vào đó, các cấu trúc được chuyển đổi, điều chỉnh, đồng chọn cho những chức năng khác, hay được điều chỉnh sang hướng khác. Những cái vây phía trước của loài cá biến thành tứ chi của động vật trên cạn, qua thời gian trở thành móng vuốt, bàn chân, cánh và tay. Thỉnh thoảng, một cấu trúc mất hết toàn bộ chức năng và trở thành thừa thải nhưng đây là một quá trình từ từ, và các đặc điểm hiếm khi biết mất hoàn toàn. Do đó, chúng ta tìm thấy những vết tích nhỏ của xương chân dưới da của cá heo và tàn dư của xương chậu ở rắn.
Trong nhiều thập kỉ qua, chúng ta đã nhìn thấy bằng chứng về sự thấu cảm ngày càng tăng ở các loài khác. Một mảnh bằng chứng xuất hiện vô tình từ một nghiên cứu trên sự phát triển con người. Carolyn Zahn-Waxler, nhà nghiên cứu tâm lý học tại Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia, đã đến thăm người dân để tìm hiểu trẻ con phản ứng thế nào với cảm xúc của thành viên trong gia đình. Bà hướng dẫn mọi người giả vờ khóc nức nở, khóc hay nghẹn ngào và phát hiện rằng vài vật nuôi trong nhà dường như lo lắng như những đứa trẻ bởi sự đau khổ giả tạo của thành viên trong gia đình. Những con thú này đến gần và đặt đầu mình lên đùi vào lòng chủ nhân của mình.
Nhưng có lẽ bằng chứng thuyết phục nhất cho sức mạnh của sự thấu cảm động vật đến từ một nhóm các nhà tâm thần học, được dẫn dắt bởi Jules Masserman tại Đại học Northwestern. Các nhà nghiên cứu báo cáo vào năm 1964 tại Tạp chí tâm thần học Hoa Kỳ rằng các con khỉ từ chối kéo chuỗi thức ăn được mang đến cho chúng vì nếu làm như vậy gây sốc cho bạn đồng hành. Một con khỉ ngừng việc kéo dây xích trong 12 ngày sau khi chứng kiến một con khỉ khác bị sốc. Những loài linh trưởng đó cuối cùng đang chết đói để tránh gây sốc các loài động vật khác.
Loài vượn người, họ hàng gần nhất của chúng ta, thậm chí còn đáng chú ý hơn. Vào năm 1925, Robert Yerkes báo cáo rằng con tinh tinh của ông ấy, Prince Chim, cực kì lo lắng và bảo vệ người bạn tinh tinh ốm yếu của cậu, Panzee, rằng cơ sở khoa học có thể không chấp nhận tuyên bố của ông ấy: “Nếu tôi nói về hành vi vị tha và hiển nhiên của cậu ấy với Panzee, tôi nên nghi ngờ về việc lý tưởng hóa một con vượn.”
Nadia Ladygina-Kohts, nhà tiên phong nguyên thủy, đã nhận thấy xu hướng thấu cảm tương tự ở loài tinh tinh trẻ, Joni, con thú mà cô đã nuôi dưỡng từ đầu thế kỉ trước ở Moscow. Kohts, người đã phân tích hành vi của Joni ở những chi tiết nhỏ nhất, khám phá ra rằng cách duy nhất để khiến cậu ấy rời khỏi mái nhà của cô ấy sau khi trốn thoát-có hiệu quả hơn nhiều so với bất kì phần thưởng hay đe dọa trừng phạt-bằng cách gợi lên sự thấucảm:
Nếu tôi giả vờ khóc, nhắm mắt và khóc, Joni lập tức dừng việc chơi đùa hay bất kì hoạt động nào, nhanh chóng chạy đến tôi, với tất cả sự hào hứng và run rẩy, từ nơi xa nhất của ngôi nhà, như mái nhà hay mái chuồng của nó, từ đó tôi không thể bắt nó xuống mặc cho những lời kêu gọi và van nài dai dẳng của tôi. Nó chạy vội vã vòng quanh tôi, như thể đang tìm kiếm kẻ phạm tội, nhìn thẳng vào mặt tôi, dịu dàng nắm lấy cằm của tôi trong lòng bàn tay, nhẹ nhàngchạm vào mặt tôi bằng ngón tay, như thể đang cố gắng hiểu xem điều gì đang xảy ra, và quay lại, nắm chặt ngón chân thành nắm đấm.
Những quan sát này cho thấy rằng ngoài sự liên kết cảm xúc, vượn người có một sự đánh giá cao về tình huống khác và thể hiện mức độ quan điểm. Một báo cáo nổi bật về vấn đề về một tinh tinh cái tên là Kuni, nó đã tìm thấy một con chim bị thương trong chuồng của mình tại sở thú Twycross, Anh. Kuni nhặt con chim lên, và khi người trông nom hối thúc cô cho nó đi, cô đã leo lên đỉnh cao nhất của cây cao nhất, cẩn thận mở đôi cánh con chim và giang rộng ra, mỗi tay một cánh, trước khi ném nó đi mạnh nhất có thể ra khỏi hàng rào bao quanh chuồng. Khi con chim rơi xuống, Kuni leo xuống và bảo vệ nó cho đến cuối ngày, khi nó bay đến nơi an toàn. Dĩ nhiên, những gì Kuni làm sẽ không phù hợp với thành viên trong giống loài của mình. Nhìn thấy những chú chim bay đi nhiều lần, cô ấy dườngnhư cảm nhận được điều gì là tốt với chú chim này, vì vậy cho chúng ta một minh họa về “lòng thấu cảm của Smith
Điều này không có nghĩa là tất cả các câu chuyện chúng ta thu thập được đều là giai thoại. Các nghiên cứu có hệ thống đã được thực hiện trên cái gọi là hành vi “an ủi”. Sự an ủi được định nghĩa là hành vi thân thiện hay trấn an bởi một người ngoài cuộc với nạn nhân của sự tấn công. Ví dụ, tinh tinh A tấn công tinh tinh B, sau đó người ngoài cuộc C đến và ôm lấy chú rể B. Căn cứ vào hàng trăm quan sát, chúng ta biết rằng xảy ra thường xuyên và vượt qua mức tiếp xúc cơ bản. Nói cách khác, nó là xu hướng rõ ràng có thể phản ánh sự thấu cảm, vì mục tiêu của người an ủi dường như là để giảm bớt đau khổ cho người khác. Thật vậy, tác động thông thường của loại hành vi này là nó làm ngừng la hét, chửi rủi, la lối và những dấu hiệu đau khổ khác.
Một góc nhìn khác về sự thấu cảm
Những ví dụ trên giúp giải thích tại sao với nhà sinh vật học, búp bê của nước Nga là một món đồ chơi đem đến sự hài lòng như vậy, đặc biệt nếu nó có một chiều hướng lịch sử. Tôi sở hữu một con búp bê tổng thống Nga Vladimir Putin, trong đó, chúng tôi khám phá Yeltsin, Gorbachev, Brezhnev, Kruschev, Stalin, và Lenin theo thứ tự. Thấy một chút Lenin và Stalin bên trong Putin sẽ là điều rất khó hiểu với hầu hết các nhà phân tích chính trị. Điều tương tự cũng đúng với đặc điểm sinh học: Cái cũ luôn tồn tại trong cái mới.
Điều này có liên quan với cuộc tranh luận về nguồn gốc của sự thấu cảm, đặc biệt là vì xu hướng này trong một vài lĩnh vực, như tâm lý học, đặt khả năng của con người lên bệ. Về cơ bản, họ áp dụng cách tiếp cận từ trên xuống, nhấn mạnh tính độc đáo của ngôn ngữ, ý thức và nhận thức của con người. Nhưng thay vì cố gắng đặt sự thấu cảm phía trên vùng nhận thức của con người, có lẽ tốt nhất là bắt đầu kiểm tra các quá trình đơn giản nhất có thể, vài cái có lẽ thậm chí ở mức độ tế bào. Trong thực tế, nghiên cứu khoa học thần kinh gần đây cho thấy những quá trình rất cơ bản làm nền tảng cho sự thấu cảm. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Parma, Ý, là người đầu tiên báo cáo rằng khỉ có các tế bào não đặc biệt hoạt động không chỉ khi con khỉ cầm một vật thể bằng tay mà còn nếu nó quan sát con khác làm điều tương tự. Vì những tế bào này được kích hoạt nhiều bằng hành động và nhìn ai đó làm, chúng được biết đến những những tế bào thần kinh gương, hay những tế bào “khỉ nhìn thấy, khỉ làm theo”.
Dường như những hình thức thấu cảm phát triển và tiến hóa được đi trước và phát triển bởi những dạng cơ bản hơn. Các nhà sinh vật học thích các các góc nhìn từ dưới lên như vậy. Họ luôn cho rằng sự tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, trẻ con và người lớn, con người và động vật, thậm chí giữa con người và những loài động vật có vú nguyên thủy nhất.
Do đó, làm thế nào và tại sao đặc điểm này đã phát triển ở người và các loài khác? Có lẽ sự thấu cảm đã phát triển trong bối cảnh cha mẹ là đặc trưng cho tất cả động vật có vú. Báo hiệu trạng thái thông qua cười, khóc, trẻ sơ sinh thúc giục người chăm sóc hành động. Điều này cũng áp dụng cho các loài linh trưởng khác. Giá trị sống sót của những tương tác này thể hiện rõ từ trường hợp của một con tinh tinh cái bị điếc tôi biết có tên là Krom, khi Krom sinh con và dường như thực sự rất quan tâm đến đứa con của mình.. Nhưng vì nó điếc, nó thậm chí không nhận ra tiếng gọi thảm thiết của đứa con khi nó ngồi xuống với chúng. Trường hợp của Krom chứng minh rằng nếu không có cơ chế phù hợp để hiểu biết và phản hồi cho nhu cầu của một đứa con, một loài sẽ không thể tồn tại.
Trong suốt 180 triệu năm tiến hóa của loài động vật có vú, những con cái phản ứng với nhu cầu của đứa con, đã tái sinh sản nhiều hơn những loài lạnh lùng và xa cách. Có nguồn gốc từ một hàng dài các bà mẹ đã nuôi dưỡng, cho ăn, dọn dẹp, mang vác, an ủi và bảo vệ con cái, chúng ta không nên ngạc nhiên bởi sự khác biệt giới tính trong sự thấu cảm của con người, như những ai đề xuất giải thích tỉ lệ không cân xứng của con trai ảnh hưởng bởi chứng tự kỉ, được đánh dấu bởi sự thiếu kĩ năng giao tiếp xã hội.
Sự thấu cảm cũng đóng vai trò trong sự cộng tác. Một người cần phải chú ý hơn đến các hoạt động và mục tiêu của người khác để hợp tác hiệu quả. Sư tử cái cần nhanh chóng nhận thấy khi sư tử cái khác chuyển sang chế độ đi săn, do đó nó có thể tham gia với chúng và đóng vào sự thành công tự hào. Tinh tinh đực cần chú ý đến cuộc ganh đua của bạn thân và giao tranh với những đứa khác, để nó có thể giúp đỡ bất cứ khi nào cần đến, do đó bảo đảm sự thành công chính trị trong quan hệ đối tác của chúng. Hợp tác hiệu quả đòi hỏi phải tinh tế phù hợp với trạng thái cảm xúc và mục tiêu của người khác.
Trong khuôn khổ từ dưới lên, trọng tâm không tập trung nhiều vào mức độ thấucảm cao nhất, mà là các hình thức đơn giản nhất của nó, và cách chúng kết hợp với nhận thức gia tăng để sản sinh ra những hình thức thấu cảm phức tạp hơn. Sự chuyển đổi này đã diễn ra như thế nào? Tiến hóa của sự thấu cảm đã phát triển từ những cảm xúc và động lực được chia sẻ giữa cá nhân với một sự khác biệt lớn hơn,
Tuy nhiên, như trong một con búp bê Nga, các lớp bên ngoài luôn chứa lõi bên trong. Thay vì sự tiến hóa đã thay thế các hình thức thấu cảm đơn giản hơn bằng những hình thức tiên tiến hơn, cái sau chỉ là sự xây dựng trên cái trước và vẫn phụ thuộc vào chúng. Điều này có nghĩa là sự thấu cảm đến với chúng ta một cách tự nhiên. Nó không phải là cái gì đó chúng ta chỉ học sau này trong cuộc sống, hay được xây dựng một cách văn hóa. Thực chất, đó là một phản ứng dây chuyền mà chúng ta tinh chỉnh và xây dựng trong suốt cuộc đời của mình, đến khi nó đạt đến một mức độ mà tại đó nó trở thành một thứ phản ứng phức tạp đến mức khó mà nhận ra nguồn gốc của nó trong những phản ứng đơn giản hơn, chẳng hạn như bắt chước cơ thể và truyền cảm xúc.
Trên dây xích
Kết nối Sinh học giữ chúng ta “trên một mạng lưới mắt xích”,trong từ ngữ nhẹ nhàng của nhà sinh vật học Edward Wilson, cho phép chúng ta đi lạc từ lúc chúng ta là ai cho đến nay. Chúng ta có thể thiết kế cuộc sống của chúng ta theo bất kì cách nào chúng ta muốn, nhưng liệu chúng ta sẽ phát triển hay không, phụ thuộc vào cuộc sống đó phù hợp với những khuynh hướng của con người tốt như thế nào.
Tôi ngần ngại dự đoán những điều con người chúng ta có thể và không thể làm được, nhưng chúng ta phải cân nhắc dây xích sinh học của mình khi quyết định loại xã hội nào chúng ta muốn xây dựng, đặc biệt là khi nó tiến đến mục tiêu như là đạt được quyền con người phổ quát.
Nếu chúng ta có thể xem mọi người ở các châu lục khác là một phần của chúng ta, kéo họ vào vòng tròn tương hỗ vàthấu cảm, chúng ta sẽ xây dựng hơn là đi ngược lại bản chất của chúng ta.
Ví dụ, vào năm 2004, Bộ trưởng tư pháp Israel đã gây náo động chính trị về việc thông cảm với kẻ thù. Yosef Lapid đặt câu hỏi cho kế hoạch của quân đội Israel phá hủy hàng ngàn ngôi nhà của người Palestine trong khu vực dọc biên giới với Ai Cập. Ông ấy đã bị xúc động bởi hình ảnh trong bản tin buổi tối. “Khi tôi nhìn thấy hình ảnh của một bà lão trên truyền hình tất cả tứ chi trong đống đổ nát của ngôi tìm dưới đống gạch lát sàn để tìm thuốc của bà, tôi đã nghĩ, ‘Tôi sẽ nói gì nếu đó là bà của mình?’”. Bà của Lapid là một nạn nhân của nạn tàn sát người Do Thái vào thời Hitler.
Sự cố này cho thấy làm thế nào một cảm xúc đơn giản có thể mở rộng định nghĩa của một nhóm người. Lapid đã đột nhiên nhận ra rằng người Palestine cũng là một phần trong vòng tròn quan tâm của ông ấy. Sự thấu cảm là một vũ khí trong tiết mục của con người có thể giúp chúng ta thoát khỏi lời nguyền.
Mặc dù sự thấu cảm là mong manh. Trong những loài động vật gần gũi với chúng ta, nó được bật lên bởi những sự kiện trong cộng đồng của chúng, như là một con thú trẻ gặp nạn, nhưng nó cũng dễ dàng bị tắt đi trong mối liên hệ với động vật bên ngoài hay thành viên của loài khác, chẳng hạn như con mồi. Cách mà con tinh tinh đâm vào hộp sọ của một con khỉ còn sống bằng cách đập nó vào thân cây không phải là quảng cáo cho sự thấu cảm của vượn. Vượn người nhỏ thì ít hung dữ hơn, nhưng trong trường hợp của chúng, sự thấu cảm cũng cần thông qua nhiều bộ lọc trước khi được thể hiện. Những bộ lọc thường ngăn chặn các thể hiện sự thấu cảm bởi vì không con vượn nào có thể cảm thấy thương cảm cho tất cả sinh vật trong mọi lúc. Điều này áp dụng như nhau cho con người. Nền tảng tiến hóa của chúng ta khiến cho thật khó xác định với người ngoài. Chúng ta đã tiến hóa để ghét kẻ thù của mình, phớt lờ những người mà chúng ta ít biết đến, và mất lòng tin vào bất kì ai không giống như chúng ta. Thậm chí khi chúng ta chủ yếu hợp tác trong cộng đồng của mình, chúng ta hầu như trở nên là một loài động vật khác trong cách đối xử với người lạ. (Xem biểu đồ)
Đây là thách thức của thời đại chúng ta: toàn cầu hóa bởi một loài bộ lạc. Trong việc cố gắng cấu trúc lại thế giới sao cho phù hợp với bản chất con người, điểm cần lưu ý là hệ tư tưởng chính trị theo định nghĩa giữ quan điểm hẹp. Họ mù quáng với những gì họ không muốn thấy. Khả năng thấu cảm là một phần của di sản linh trưởng của chúng ta phải làm cho chúng ta hạnh phúc, nhưng chúng ta không có thói quen chấp nhận bản chất của chúng ta. Khi mọi người giết hại lẫn nhau, chúng ta gọi đó là “động vật”. Nhưng khi họ cho người nghèo, chúng ta ca ngợi họ là người nhân đạo. Chúng ta muốn khẳng định khuynh hướng sau này cho chính mình. Tuy nhiên, nó sẽ khó mang đến bất kì điều gì chúng ta thích về bản thân chúng ta, mà không phải là phần của nền tảng tiến hóa của chúng ta. Tuy nhiên, điều chúng ta cần là một tầm nhìn về bản chất con người bao gồm tất cả xu hướng: tốt, xấu và xấu xí.
Hi vọng lớn nhất của chúng tôi để vượt qua sự khác biệt của bộ lạc là căn cứ vào những cảm xúc đạo đức, bởi vì cảm xúc bất chấp ý thức hệ. Về nguyên tắc, sự thấu cảm có thể ghi đè mọi quy tắc về cách đối xử với người khác. Chẳng hạn khi Oskar Schindler đưa người Do Thái ra khỏi các trại tập trung trong thế chiến thứ 2, ông ấy đã bị xã hội ra lệnh rõ ràng về cách đối xử với con người thế nào, cho dù cảm xúc của ông ấy bị chi phối.
Cảm xúc quan tâm có thể dẫn đến những hành động lật đổ, như trường hợp của người cai ngục, người mà trong thời chiến đã cho tù nhân chỉ có nước và bánh mì, nhưng thỉnh thoảng lại lẻn cho vào quả trứng chín. Tuy nhiên, những cử chỉ nhỏ của anh ta, nó đã khắc sâu vào ký ức của tù nhân như là một dấu hiệu cho rằng không phải tất cả kẻ thù họ đều là quái vật. Và sau đó có nhiều hành động thiếu sót, như khi quân đội có thể đã giết người bị bắt mà không chịu hậu quả tiêu cực nhưng quyết định không làm vậy. Trong chiến tranh, sự kiềm chế có thể là một dạng của lòng trắc ẩn.
Cảm xúc át chủ bài. Đó là tại sao khi nói về những mô hình vai trò đạo đức, chúng ta nói đến trái tim của họ, không phải bộ não (ngay cả khi, như bất kì nhà khoa học thần kinh nào sẽ chỉ ra, trái tim là chỗ dựa của cảm xúc là một khái niệm đã lỗi thời). Chúng ta dựa nhiều vào những gì chúng ta cảm thấy hơn những gì chúng ta nghĩ khi giải quyết tình huống khó xử về đạo đức.
Không phải tôn giáo và văn hóa không đóng vai trò gì, nhưng các khối xây dựng đạo đức rõ ràng có trước nhân loại. Chúng ta nhận ra chúng trong những họ hàng linh trưởng của chúng ta, với sự thấu cảm dễ thấy nhất ở hầu hết tinh tinh và vượn người. Những qui tắc đạo đức nói cho chúng ta biết khi nào và làm thế nào áp dụng khuynh hướng thấu cảm của chúng ta, nhưng chính bản thân xu hướng này đã tồn tại từ thời kì xa xưa.
Càng tận hưởng cuộc sống, càng có nhiều lý do để bạn sẽ phải tận hưởng cuộc sống hơn
Khi nói đến việc tận hưởng cuộc sống, nhiều người làm sẽ thắc mắc: . “Tôi nên tận hưởng cuộc sống như thế nào, khi mà tôi không hạnh phúc?” Một phụ nữ đã viết trên blog. Khi được hỏi tại sao cô không hạnh phúc, cô trả lời: “Làm sao tôi có thể hạnh phúc được, khi tôi không có cái tôi muốn có?” Cô được hỏi cô đang thiếu cái gì. “Một ngôi nhà có hồ bơi, tôi muốn có thể đi du lịch nhiều hơn và tôi cần một chiếc xe hơi mới.” Cô ấy trả lời và đưa ra một danh sách những điều ước chưa được thực hiện của mình. Người phụ nữ này đã lập gia đình với một người đàn ông yêu cô và có hai đứa con tuyệt vời. Cô ấy sống trong một căn hộ rất đẹp có ban công. Cô ấy có việc làm. Quan trọng nhất là cô ấy khỏe mạnh và cô ấy không đang phải đối mặt với những thử thách hay vấn đề lớn nào trong cuộc sống. Cô ấy có rất nhiều lý do để hạnh phúc. Nhưng cô ấy không hạnh phúc. Cô cảm thấy bất hạnh.
Với cảm giác này, bạn không thể tạo ra những gì bạn muốn.
Chúng ta không thiếu quá nhiều về vật chất, nhưng thiếu thời gian để tận hưởng những gì chúng ta có và chúng ta quên cách trân quý thời gian chúng ta có để tận hưởng và cảm nhận chúng ta thực sự hạnh phúc như thế nào.
Chúng ta nên tận hưởng cuộc sống nhiều hơn và ăn mừng nhiều hơn. Bắt đầu buổi sáng của mình với một bữa ăn sáng đặc biệt và trang trí xinh xắn chiếc bàn cho bữa tối. Dành thời gian với gia đình và bạn bè. Khi bạn sống một mình, bạn có thêm chút thời gian. Bạn có thể đi ra ngoài thường xuyên hơn và gặp gỡ bạn bè hay những người mới. Nếu bạn ở nhà một mình vào bữa tối, có nhạc hay TV làm bạn với bạn trong thời gian của bữa ăn tối. Thắp một ngọn nến trên bàn. Ánh sáng ấm áp của một ngọn nến mang lại sự ấm cúng. Mua hoa đặt ở bàn.
Khi đi du lịch, không nhất thiết phải luôn là một chuyến đi nước ngoài, một kỳ nghỉ kéo dài vài tuần. Lái xe ra khỏi thành phố có thể là một sự thay đổi lớn trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có biết chỗ nào cách nhà bạn khoảng một giờ lái xe không? Hãy nhìn vào bản đồ và chọn một thị trấn hay làng mạc mà bạn có thể đến thăm vào chủ nhật tới. Tìm xem có những điểm tham quan hay một bảo tàng nào mà bạn có thể đến thăm hay không.
Hãy nhận biết những niềm vui của cuộc sống. Những niềm vui nhỏ làm nên một sự khác biệt. Một niềm vui nhỏ nâng tần số của bạn lên. Với một tần số cao hơn bạn nhận thức rõ hơn cuộc sống mà bạn đang tận hưởng.
Những việc nhỏ có thể làm nên một sự khác biệt lớn
Tất cả chúng ta đều cho rằng mọi chuyện là đương nhiên. Nhiều người quên trân quý nhiều điều nhỏ nhặt và những khoảnh khắc ngắn ngủi nhưng thực sự phi thường. Hãy nhìn cách thiên nhiên thay đổi qua các mùa. Niềm vui của một cuộc gọi cho một người bạn hay một thành viên gia đình thân yêu. Một bữa ăn ngon. Thức dậy vào buổi sáng và tò mò với những điều mà ngày hôm nay sẽ mang đến. Mùi cà phê, trái cây tươi hay sau khi đặt một ổ bánh mì nhỏ vào trong lò, mùi của bánh mì mới nướng. Trong khi mặc quần áo, cảm nhận chất liệu của trang phục, áo thun hay áo khoác ngoài, váy hay quần trên da bạn. Chọn màu sáng trong một ngày mưa sẽ làm cho bạn cảm thấy tốt hơn. Vui vẻ với việc thêm một chiếc khăn choàng đầy màu sắc. Hãy sáng tạo hơn để có nhiều niềm vui hơn và tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.
Rời khỏi nhà với một nụ cười trên môi sẽ khiến cho những người xung quanh muốn mỉm cười lại với bạn. Niềm vui của việc nhận ra ai đó, khi chúng ta đi vào tòa nhà văn phòng, vui vẻ chào hỏi họ và có thể nói câu gì đặc biệt như: “Rất vui khi được gặp bạn Và cho những lời khen như: “Ôi trong mặc chiếc váy xinh quá “. Bạn sẽ làm cho họ cảm thấy tốt hơn, điều này sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn.
Mua một bông hoa trên đường đến sở làm và đặt bình hoa trên bàn làm việc của bạn. Hãy ý thức về vẻ đẹp của bông hoa, về hình dáng, màu sắc và hương thơm của nó..
Hãy thử một đồ uống mới, gặp gỡ bạn bè.
Những điều nhỏ nhặt có thể giúp bạn tận hưởng cuộc sống nhiều hơn. Hãy nghĩ về những gì bạn có thể làm tiếp theo, những gì mà bạn thích.
Nếu bạn đã làm điều gì tốt hay ý tưởng của bạn đã thành công, thì hãy hài lòng với chính mình. Bạn không cần phải được ai đó bảo với bạn rằng bạn đã làm một việc tốt. Bạn nên tự biết về điều đó. Lên kế hoạch ăn mừng trong buổi chiều hay tự thưởng cho mình một món quà nhỏ. Bạn đã kiếm được nó và bạn sẽ hưởng thụ nó.
Cảm giác của niềm vui và sự hạnh phúc nâng tần số của bạn lên. Với một tần số cao hơn bạn sẽ có ý thức hơn về những gì bạn muốn để thưởng thức cuộc sống nhiều hơn. Đó là một vòng xoắn tích cực hướng lên.
Vài người trong các bạn phải đi mua đồ tạp hóa, rồi vội vã về nhà, ở đó với bọn trẻ và nấu bữa tối. Tuy vậy bạn vẫn có thể mua những thực phẩm bạn thích để ăn và chờ cho đến khi cuối cùng bạn có thể ngồi xuống để nghỉ ngơi và tận hưởng niềm hân hoan rằng bạn đã mua những thứ ấy cho chính mình. Bạn có thể xa xỉ khi đi uống nước và gặp gỡ bạn bè hay đi dạo các cửa hàng và có thể mua một bộ trang phục mới hay một món đồ nho nhỏ mà bạn thích.
Có ý thức hơn về những niềm vui của cuộc sống
Khi bạn xem mọi chuyện là hiển nhiên và nếu bạn nghĩ rằng bạn bất hạnh thì hãy bước một bước vào cuộc sống mà bạn thích. Hãy ý thức về những điều kỳ diệu của cuộc sống. Hãy nhìn xung quanh. Có rất nhiều thứ mang lại niềm vui.
Nếu mặt trời chiếu sáng, hãy tận hưởng những tia nắng ấm áp đang chạm vào bạn thật nhẹ nhàng. Nếu trời mưa, hãy tận hưởng không khí trong lành. Nếu trời lạnh, hãy mặc ấm và đi uống một tách trà nóng. Một ngày đông lạnh giá có thể trở nên lãng mạn. Bạn luôn có thể tìm thấy vẻ đẹp và niềm vui.
Thưởng thức mùa xuân và ngắm nhìn những cái cây bắt đầu nở hoa. Thưởng thức mùa hè với tất cả những niềm vui mà nó mang đến. Thưởng thức mùa thu với vụ thu hoạch và màu sắc phong phú của lá cây. Thưởng thức mùa đông, những môn thể thao mùa đông, và những lễ hội đặc biệt.
Hãy nhìn vào tất cả những gì bạn có và tất cả những gì bạn có thể làm. Nên biết rằng bạn đang có tất cả những điều kiện cần để hạnh phúc và tận hưởng cuộc sống. Hạnh phúc là một quyết định và tận hưởng cuộc sống là một triết lý.
Khi bạn có ý thức về tất cả những gì bạn đang có và cuộc sống là tuyệt vời, bạn sẽ mạnh mẽ hơn nhiều khi một vấn đề xảy đến và bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra cách giải quyết nó.
Vì sao bạn nên tận hưởng cuộc sống nhiều hơn
Lý do bạn nên tận hưởng cuộc sống nhiều hơn
Khi bạn tận hưởng cuộc sống nhiều hơn, tần số cảm xúc của bạn gia tăng. Tần số này chịu trách nhiệm cho những gì bạn nhận thức. Khi bạn tận hưởng cuộc sống nhiều hơn, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt hơn. Những gì bạn làm sẽ được thực hiện. Những gì bạn cần để đạt được mục tiêu sẽ đến trong đời bạn. Bạn sẽ dễ đạt được mục tiêu hơn. Sẽ có ngày càng nhiều những lý do để tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.
Có những người bất hạnh vì không thể hoàn thành những điều ước của mình. Những người khác thì hạnh phúc và tất cả những gì họ ao ước dường như bay về phía họ. Sự khác biệt là yếu tố hạnh phúc. Khi bạn có một thái độ tích cực thì bạn hạnh phúc mà không cần một lý do đặc biệt, mọi thứ xảy ra khiến bạn hạnh phúc hơn.
Hãy quyết định hạnh phúc và làm bất cứ điều gì xuất hiện trong tâm trí bạn để tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.
Lợi ích của việc tận hưởng cuộc sống nâng cao tần số của bạn. Bạn sẽ tạo ra được cái mà bạn khao khát và điều này sẽ cho bạn nhiều niềm vui hơn.
Lợi ích của việc tận hưởng cuộc sống nhiều hơn là gì
Đây là sự giải thích, vì sao tận hưởng cuộc sống nhiều hơn lại lợi ích như vậy.
Tôi sẽ giải thích hiện tượng này trong vài bước sau
Thứ nhất là những ích lợi mà niềm vui có thể mang lại cho suy nghĩ và cảm xúc của bạn
Suy nghĩ của bạn sản sinh ra một cảm xúc nhất định và cảm xúc này sản sinh ra một tần số nhất định. Và tần số này cho phép bạn nhận thức được những gì bạn nghĩ.
Bạn nên loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực, bởi vì chúng làm cho tần số của bạn giảm xuống. Kết quả là không có việc gì được thực hiện và cuộc sống của bạn là một mớ hỗn độn. Bất kỳ lúc nào bạn thấy mình suy nghĩ tiêu cực, hãy nhận thức về điều ấy, đồng thời, cho phép mình nghĩ nhiều hơn về những điều tích cực, đẹp đẽ, những gì bạn thích.
Suy nghĩ tích cực và cảm thấy tốt và hạnh phúc sẽ nâng cao tần số cảm xúc của bạn. Kết quả là những gì bạn làm được thực hiện và những gì bạn muốn sẽ đến trong đời bạn.
Hình dung những gì bạn muốn, điều đó sẽ giúp ích. Hình dung giây phút bạn đã có cái bạn muốn và cảm thấy vui về điều đó. Lặp lại một hay hai lần mỗi ngày. Để nhận thức ước muốn đầu tiên của bạn sẽ mất chút thời gian. Với sự thực hành những điều ước của bạn sẽ được thực hiện ngày càng nhanh hơn. Hầu hết mọi người phải tích cực để có thể thực hiện một ước muốn nhất định. Việc hình dung sẽ giúp ích, nhưng phải được kết hợp với hành động. Bạn hãy học hỏi cách để hình dung và vài kỹ thuật hình dung trong Hệ thống trực quan Visualization System.
Những ích lợi mà niềm vui mang đến cho khía cạnhvề tần số cảm xúc
Hãy lấy một cái radio cũ, nó có một cái nút mà bạn phải vặn để tìm một kênh âm nhạc đặc biệt. Khi bạn ở giữa hai kênh của chiếc radio, bạn chẳng nghe thấy gì cả hoặc nghe những âm thanh đứt quãng. Khi vặn cái nút bạn thay đổi tần số mà các kênh radio truyền đi chương trình phát thanh của nó.
Khi bạn không ở đúng tần số, bạn không thể nhận thức tức là thấy những vật nhất định đang có ở đó, nhưng nằm ngoài tần số của bạn. Khi bạn nâng tần số rung động của bạn lên, bạn bắt đầu nhìn thấy cái mà bạn không thể nhìn thấy trước đó.
Bạn nâng tần số rung động của bạn lên với cảm giác tuyệt vời và cuộc sống của bạn sẽ trở nên tốt hơn. Bạn cảm thấy tuyệt vời khi bạn tận hưởng cuộc sống của mình.
Tận hưởng cuộc sống nhiều hơn
Càng tận hưởng cuộc sống, tần số của bạn càng cao và sẽ có nhiều lý do hơn để bạn sẽ phải tận hưởng cuộc sống.
Bạn có thể làm gì để tận hưởng cuộc sống nhiều hơn
Rất quan trọng để tận hưởng cuộc sống nhiều hơn là những điều nhỏ nhặt như sau
• Hướng tới một ngày tuyệt vời vào lúc bạn thức dậy.
• Tận hưởng giờ thiền tập vào sáng sớm.
• Thưởng thức cà phê hay trà buổi sáng của bạn.
• Thưởng thức thiên nhiên, ngắm nhìn cây cối.
• Mua vài bông hoa cho nhà bạn và vui thích ngắm nhìn chúng.
• Thưởng thức những bản nhạc do bạn chọn.
• Vui thích gặp gỡ bạn bè.
• Thưởng thức một bữa tối ngon miệng với những người bạn yêu quý, bạn bè, hay ngay cả một mình.
• Đi uống cà phê.
• Mua một quyển tạp chí, đọc nó và xem những bức ảnh đẹp.
• Tìm kiếm âm nhạc và vũ điệu nhịp nhàng.
• Tắm nước nóng với mùi hương.
• Thưởng thức một ly rượu vang sủi tăm.
• Đi dạo các cửa hàng.
• Gọi cho một người bạn và một thành viên gia đình.
• Mát xa toàn thân.
• Danh sách này có thể trở nên vô tận. Hãy thêm những gì bạn thích.
Vui thích với việc lên kế hoạch cho kỳ nghỉ tiếp theo của bạn. Đây là vài điều quan trọng cần hiểu: Nếu bạn không thể chi trả cho kỳ nghỉ mơ ước này, nhưng bạn có đầy những dự đoán dễ chịu, điều gì đó có thể xảy ra và bạn sẽ đi kỳ nghỉ này. Bạn có thể giành được kỳ nghỉ hay một người nào đó có thể mời bạn tham gia cùng anh ta trong kỳ nghỉ này.
Lập một danh sách tất cả những điều cho phép bạn thưởng thức cuộc sống nhiều hơn
Viết ra tất cả những gì xuất hiện trong tâm trí bạn. Bất kỳ lúc nào bạn có một ý tưởng mới về những gì làm cho bạn tận hưởng cuộc sống nhiều hơn, hãy thêm nó vào danh sách.
Tôi có một tập tin trong máy tính để bàn của tôi về tất cả những điều thích thú mà tôi có thể làm. Tôi có địa chỉ các cửa hàng mà tôi đánh giá cao. Địa chỉ các quán cà phê và nhà hàng. Có những phiên chợ của những người nông dân thực thụ vào những ngày nhất định trong tuần. Phiên chợ này rất thú vị, bởi vì họ cho dùng thử, bạn có thể nếm rượu vang và trò chuyện với người khác. Vâng nó ồn ào và rất vui. Thỉnh thoảng tôi lái xe vài dặm để đi ăn trưa hay ăn tối ở một nhà hàng là đối với tôi. Cứ vài tuần là có lễ hội ở trung tâm của thành phố quê hương tôi hay đâu đó trong vùng và tôi sẽ tham dự. Mỗi ngày tôi làm một hay nhiều việc để tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.
Bất kỳ khi nào có thể, hãy làm điều gì đó cho phép bạn tận hưởng cuộc sống của mình nhiều hơn.
Tận hưởng cuộc sống nhiều hơn
Càng tận hưởng cuộc sống, tần số của bạn càng cao và sẽ có nhiều lý do hơn để bạn sẽ phải tận hưởng cuộc sống.
Làm thế nào để sống một cuộc sống tốt đẹp hơn nhiều và tận hưởng nó nhiều hơn
Bạn có thể chuyển đổi cuộc sống của bạn để nó trở thành giấc mơ của bạn. Lý do bạn gặp vấn đề trong cuộc sống là vì những điều kiện trong quá khứ. Thay đổi sự điều kiện hóa sẽ làm nên một khác biệt lớn trong đời bạn.
Kế hoạch
1. Xem xét những điểm bạn muốn thay đổi.
2. Lập một danh sách về những hướng đi mà bạn muốn cho cuộc đời mình
3. Hình dung về những gì bạn muốn hai lần mỗi ngày.
4. Tiềm thức giúp thay đổi sự điều kiện hóa của bạn.
Hãy xem xét kĩ rằng những điều kiện giúp mình thay đổi thực ra đã có sẵn chưa, có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy rằng bạn luôn có thể thay đổi mà không cần thêm điều kiện nào nữa!
Tìm ra những gì bạn muốn
Viết ra mọi thứ bạn cần
Ví dụ:
Thanh toán các hóa đơn mở
Mang xe đi sửa hoặc
Giảm béo
Tổ chức tốt hơn
Tập trung hơn
Tìm một công việc được trả lương cao hơn
Lập một danh sách mọi thứ bạn muốn
Ví dụ:
Ước muốn vật chất:
10.000$ mỗi tháng để chi tiêu nhiều hơn
Một căn hộ mới và lớn hơn
Phẩm chất cá nhân bạn cần hay muốn
Cảm thấy hạnh phúc hầu hết thời gian
Có niềm vui trong công việc
Tận hưởng sự tập luyện
Thưởng thức thức ăn tốt hơn cho sức khỏe
Đạt được mục tiêu nhanh hơn
Biến danh sách thành mục tiêu
Hãy cụ thể
Viết ra những gì quan trọng nhất
Viết như thể các mục tiêu đã được hoàn thành.
Đặt câu ngắn
Ví dụ:
Tôi thích công việc của tôi là một doanh nhân.
Tôi rất thành công.
Lợi nhuận hàng tháng của tôi là xxx $
In ra một bản sao của danh sách với tất cả các mục tiêu của bạn.
Mỗi sáng khi thức dậy, đọc danh sách các mục tiêu. Đọc lớn lên. Trong khi bạn đọc, tưởng tượng rằng từng mục tiêu đã được hoàn thành. Trước khi đi ngủ, lặp lại quá trình này.
Quá trình này đã có thể chuyển đổi đời sống bạn. Nhưng có một cách nhanh hơn và tốt hơn để có được cái bạn muốn và sống một đời sống tốt hơn nhiều mà trong đó bạn sẽ tận hưởng nhiều hơn.
Bạn tận hưởng tất cả các khía cạnh đẹp đẽ của cuộc sống. Điều này bao gồm dinh dưỡng tốt giúp tăng cường sự khỏe mạnh của bạn. Chọn thực phẩm hữu cơ chính thống. Các vitamin và dưỡng chất quan trọng không bị mất, ăn nhiều rau và trái cây tươi và khi bạn nấu, đừng nấu chín quá. Đi qua các kệ thực phẩm đóng gói và làm sẵn và đi thẳng tới khu vực thịt, cá, trái cây và rau. Uống nhiều nước, nước ép trái cây tự nhiên, rượu ngon và nếu bạn thích, thỉnh thoảng uống bia. Cố gắng tránh đồ uống được sản xuất công nghiệp, đặc biệt là soda.
Thể thao là một điều cần thiết để giữ dáng!. Hãy thử các môn thể thao khác nhau. Chọn một hay nhiều hơn môn bạn thích.
Trong trường hợp bạn không thể chơi bất kỳ môn thể thao nào, một cuộc đi bộ xa cũng tốt. Khi bạn không thể đi bộ, hãy tập loại thể thao bạn thích trong tâm trí. Nhắm mắt lại và thấy mình đang chạy băng qua một đồng cỏ, tập luyện với tạ, biểu diễn nghệ thuật chiến đấu hay bất kì cái gì bạn sẽ làm với niềm vui. Bạn sẽ ngạc nhiên về kết quả sự luyện tập bằng tinh thần của mình.
Thư giãn và giữ gìn sức khỏe: Cái gì tốt cho cơ thể bạn thì cũng tốt cho tâm hồn bạn. Ví dụ: Tắm với các chất phụ gia thơm, thoa kem cơ thể với kem dưỡng da hay dầu, mát xa toàn thân, ngâm mình trong bồn tắm nước nóng hay bất kỳ cái gì bạn thích. Làm điều gì đó khiến bạn cảm thấy tốt mỗi ngày hay ít nhất một lần một tuần…
Khó chịu về thể chất: Bạn không thể tận hưởng hoàn toàn đời sống của bạn, nếu bạn cảm thấy khó chịu về thể chất. Trước tiên hãy thử tìm sự trợ giúp bằng các phương tiện hữu cơ, trước khi bạn dùng thuốc sản xuất công nghiệp có hóa chất. Đi thăm bác sĩ nếu cần.
Làm cho chính mình hạnh phúc sẽ làm người khác hạnh phúc. Gây ngạc nhiên cho đối tác hay bạn bè của bạn bằng hoa, những món quà nhỏ hay lời mời cho một bữa ăn tối.
Biểu lộ hạnh phúc và lòng biết ơn của bạn. Hãy nghĩ rằng có những người cần giúp đỡ. Hãy hiến tặng niềm vui, hy vọng, và cả những phương tiện vật chất như quần áo, trong một số trường hợp nhất định thì là thực phẩm và hẳn nhiên là tiền nữa.
Điều gì là quan trọng để bạn tận hưởng cuộc sống của bạn nhiều hơn?
Buông bỏ kỳ vọng để cho phép trái tim mình được chạm đến người khác
Nếu bạn không có bình an, đó là vì bạn đã quên rằng tất cả chúng ta cùng thuộc về nhau. Mẹ Teresa.
Cách đây vài năm, tôi nhặt được 300USD rơi trên đường. Tôi biết có ai đó đã đánh rơi nó, nhưng tôi không có cách nào để tìm được người ấy. Tôi tặng người bạn đi cùng 100USD, và tôi để 200USD còn lại trong ngăn ngoài túi xách tay của tôi. Trong nhiều tháng tôi đi vòng vòng với số tiền trong túi xách mà không tìm được bất cứ thứ gì đáng giá để tiêu 200USD đặc biệt đó. Sau vài tháng giữ tiền, tôi đi ngang qua một nhà hàng bán thức ăn ngon và một người đàn ông vô gia cư xin tôi tiền. Tôi dừng lại và nhìn vào mắt ông ta rồi bỗng cảm thấy ánh nhìn ấy xuyên qua trái tim mình. Tôi cảm thấy đó là thời điểm hoàn hảo để dùng một phần số tiền mà tôi nhặt được. Tôi hỏi ông ta có muốn dùng một bữa ăn không. Ông ta trả lời ông ta thích cà phê với sữa nguyên chất và đường, và một chiếc bánh sandwich nhân gà tây với mayonnaise, rau diếp, cà chua và phô mai Mỹ với bánh mì nướng nhẹ. Chính xác là tôi đã giật mình trước kiểu đặt món ăn chi tiết và có phần cầu kì của ông ấy, nhưng tôi vẫn nhanh chóng đi vào nhà hàng để mua suất ăn đó. Lúc ấy là giờ ăn trưa và có một vài người đã xếp hàng trước mặt tôi. Tôi đã có thể lấy cà phê với sữa và đường một cách nhanh chóng nhưng hàng dài những người chờ bánh mì nướng nhẹ trước mặt là điềukhiến tôi không thể thoát ra được. Tôi đứng đó một cách sốt ruột và phải mất khoảng 25 phút để lấy được toàn bộ bữa ăn cho ông ta. Tôi đi ra ngoài và đưa thức ăn cho ông ấy.
Ông ta hầu như không nhìn tôi, lẩm bẩm cảm ơn và tôi cũng rời đi ngay sau đó. Tôi vui vì tôi đã mua bữa ăn trưa cho người đàn ông này, nhưng tôi cảm thấy hơi bực mình vì kiểu đặt món ăn kỹ lưỡng của ông ta và khoảng thời gian phải mất để lấy thức ăn, và bởi phản ứng im lặng của ông ta khi nhận được nó.
Khi về nhà, tôi pha cho mình một tách trà với sữa, thêm chút mật ong và ăn một ít sô cô la nhập khẩu. Khi tôi ăn bữa ăn nhẹ hoàn hảo của mình, tôi nhận ra rằng không có lý do gì mà người đàn ông vô gia cư không nên muốn uống cà phê với sữa và đường và một chiếc bánh sandwich đặc biệt. Tôi nhận ra rằng ông ta chẳng khác gì tôi, khi tôi ngồi ăn miếng sô cô la đặc biệt của mình. Và làm sao tôi dám hỏi rằng liệu ông ta có muốn một bữa ăn hay không và rồi mong đợi ông ta giới hạn những gì ông ta muốn, cùng với việc tôi phải mất bao nhiêu thời gian để lấy được nó? Tôi có thực sự nói rằng tôi sẽ chỉ giúp miễn là ông ta làm điều đó trong những ranh giới của tôi và nói cảm ơn theo cách tôi muốn? Sự việc đã xảy ra khiến tôi nhìn lại những động cơ thực sự của mình khi tôi cho đi với tấm lòng cởi mở
Hầu hết chúng ta đều thích cho đi đối với bạn bè, thành viên gia đình, tổ chức từ thiện hay ngay cả một người lạ. Nhưng tôi nghĩ rằng thỉnh thoảng mặc dù chúng ta cho đi với mục đích tốt , vô hình chung chúng ta cũng trông đợi mọi thứ sẽ đi theo một cách mà mình mong đợi hay để nhận lại được một cái gì đó. Chúng ta có thể mong đợi rằng người ta sẽ nhận quà, sự ủng hộ hay quyên góp của chúng ta một cách ân cần và cảm ơn chúng ta một cách thích đáng, hay là sự cho đi của chúng ta sẽ có một tác động nhất định đến một cá nhân hay một tổ chức. Chúng ta cũng có kỳ vọng về thời gian và nỗ lực cần thiết để dành cho người khác. Mặc dù không có gì sai khi có những kỳ vọng như vậy, nhưng nó thực sự có thể hạn chế niềm vui trong việc cho đi của chúng ta và trải nghiệm cho những người liên quan. Những kỳ vọng của chúng ta thường làm lu mờ đi ý định thực sự của hành động cho đi bởi vì chúng ta không bao giờ có thể biết mọi thứ sẽ được nhận như thế nào hay một tình huống sẽ diễn ra như thế nào. Điều này thường có thể dẫn đến sự tức giận hay thất vọng nếu người mà chúng ta giúp không hồi đáp bằng sự tử tế hay trân trọng món quà theo cách chúng ta muốn. Điều này cũng có thể dẫn đến việc chúng ta cho ít hơn cho một người hay một tổ chức cụ thể, không phải bởi vì nhu cầu của họ ít hơn mà vì chúng ta cảm nhận như thế nào khi kỳ vọng của chúng ta không được thực hiện.
Nhưng khi chúng ta có thể buông bỏ những kỳ vọng của mình và giúp đỡ người khác với ý định thuần túy là chỉ cho đi, đó có thể là một trong những điều chạm đếnchúng ta nhất, ngay cả khi chúng ta không nghe hay thấy một phản ứng nào hay không nhận được một sự hồi đáp nào. Và rồi chúng ta có thể chỉ tập trung vào việc giúp đỡ người khác để giảm bớt một số đau khổ hàng ngày của họ hay lan truyền niềm vui. Tôi không đề nghị chúng ta xóa bỏ mọi ranh giới và để cho người ta lợi dụng mình; Tôi chỉ nói rằng trong cuộc đời của mình hầu hết chúng ta có thể cho người khác thêm một chút mà không nghĩ nhiều về những gì mình muốn hay mong đợi về sự đáp trả. Với một trái tim cởi mở và cho đi nhiều hơn, ta có thể tạo ra một làn sóng của lòng tốt và tình thương yêu trong vũ trụ – dù chỉ trong một khoảnh khắc. Như Winston Churchill đã nói, “Chúng ta kiếm sống bằng những gì chúng ta nhận được. Chúng ta tạo ra cuộc sống bằng những gì chúng ta cho đi.”
Khi tôi đang hoàn thiện bài viết này, điện thoại của tôi reo lên. Đó là một phụ nữ lớn tuổi sống trong tòa nhà của tôi. Cô ấy đang ở trong một trung tâm phục hồi chức năng vì một cú ngã vài tuần trước, và cô ấy hỏi liệu tôi có thể đón cô ấy từ trung tâm vào cuối tuần này hay không. Tất cả những gì tôi có thể nghĩ trong giây phút này là tôi thật may mắn khi có thể giúp cô ấy lúc cô ấy cần. Và đó chính xác là một món quà mà vũ trụ thông qua cô ấy, gửi trao cho tôi. Bạn có nghĩ vậy không?
Đó là sự thật. Bạn không thực sự biết là mình đang sở hữu điều gì cho đến khi điều ấy mất đi.
Vào những khoảnh khắc ít mong đợi nhất, một điều gì đó hay ai đó bỗng dưng xuất hiện để đánh bật bạn ra khỏi trò chơi của mình kèm theo những thách thức. Và, nếu bạn lùi một bước để suy nghĩ về thử thách thay vì bước tới để đương đầu với nó, chính cái cách mà bạn phản ứng và những hệ quả đi kèm với nó sẽ không những thay đổi quá trình của những gì bạn đang làm mà còn khiến cho bạn có nhận thức rõ hơn, vững vàng hơn trong đời sống.
Chúng tôi sống trong một cộng đồng chung cư với một số tiện nghi, trong đó có một khu vườn chung. Trong 9 năm qua, chồng tôi và tôi phụ trách khu vườn một cách không chính thức. Cách đây vài năm, sau nhiều lần thất bại trong việc trồng cà chua, nhóm người làm vườn của cộng đồng đã họp lại và quyết định thay đổi mục đích của khu vườn từ việc trồng vài loại rau có sẵn trong siêu thị và ở khu chợ của những người nông dân ở gần đó sang trồng các loại thảo mộc và hoa, để cung cấp cho tất cả mọi người trong cộng đồng, cho dù họ có làm việc ở vườn hay không.
Đó là một quyết định đúng. Bằng cách thực hiện sự thay đổi này, mọi người trong cộng đồng đã có các loại thảo mộc tươi, được trồng hữu cơ để nấu ăn và hoa để cắt. Chúng tôi đã trồng cây hương thảo, xạ hương, rau oregano, ba loại bạc hà, hai loại ngải đắng, rau thơm, chanh, sả, hẹ, ớt ngọt và ớt cay, húng quế, rau thì là, tiểu hồi. Trong khu vườn hoa để cắt, chúng tôi có một hàng tuyệt đẹp hoa cúc Shasta, ngải đắng Nga, cây phòng phong, cúc đồng tiền, một bụi hoa bươm bướm hấp dẫn để yểm trợ cho việc thụ phấn, cúc vạn thọ, cúc yarrow ba màu, một tá bạc hà đông nam Á các màu khác nhau, hoa mồng gà, hoa thủy tiên, và vài chục cây hoa khác. Luôn luôn có thứ gì đó để cải thiện một bữa ăn hay cắm một bình hoa.
Sau đó, vào một dịp cuối tuần khi chúng tôi đi vắng, một người nào đó trong cộng đồng đã đến, không xin phép, và đào các loại thảo mộc và hầu hết hoa lên để trồng cà chua.
Chín năm làm việc cẩn thận đã bị phá hủy. Khu vườn thảo mộc đã biến mất.
Những gì người này làm một cách bất cẩn làm tổn thương tất cả những người đã từng làm việc trong khu vườn, cùng với tất cả những ai đã từng nấu một bữa ăn bằng các loại thảo mộc chúng tôi trồng hay cắt một vài cành hoa để cắm trên bàn của họ.
Chúng tôi rời đi vào cuối tuần kế đó, vì chúng tôi đã có kế hoạch đi xa và cũng vì tôi không thể ở nhà khi trong lúc này,tôi cần thời gian để suy nghĩ về ý nghĩa của khu vườn đối với tôi.
Bài hát hit của Joni Mitchell trong thập niên 1970, “Big Yellow Taxi” cứ văng vẳng trong đầu tôi, đặc biệt là câu: “Bạn không biết mình đang có cái gì cho đến khi cái ấy mất đi…”
Và, tôi đã không biết. Tôi đã không thực sự nhận thức được tầm quan trọng của điều mà mình đang có, cho đến khi điều ấy ra đi.
Trong suốt thời kỳ làm vườn, chồng tôi và tôi, cùng với những người làm vườn khác của cộng đồng, dành tất cả những ngày cuối tuần để nhổ cỏ, cắt tỉa, thu hoạch một chút ở chỗ này và chỗ kia, và trồng lại những cây đã chết. Vào mùa đông, chúng tôi làm việc cùng nhau để dọn sạch những luống đất của các loại cây chỉ sống trong một năm, cắt giảm các cây lâu năm và lên kế hoạch sắp tới cho khu vườn.
Trong khi chúng tôi đi khỏi vào cuối tuần kế tiếp đó, tôi có thời gian để nghĩ về những gì đã xảy ra. Tôi ngạc nhiên nhận ra rằng tôi thường xuyên dành thời gian ở trong vườn mỗi ngày. Nhổ cỏ và cắt thảo mộc cho bữa tối là cách tôi chuyển đổi từ những yêu cầu của công việc sang sự yên tĩnh nơi nhà mình.
Tôi cần khu vườn hơn là nó cần tôi. Và bây giờ nó đã biến mất.
Người ta nói rằng không ai có thể lấy cắp niềm vui của bạn. Điều này không đúng.
Tôi đã không hiểu được bao nhiêu niềm vui tôi có được từ khu vườn hay làm thế nào mà nó đã giúp neo giữ cuộc đời tôi. Dù sao thì, cái mà tôi hiểu, là tôi cần phải tìm một niềm vui mới vừa an ủi tôi, vừa giúp tôi có được sự bình tĩnh từ cuộc sống của một nhà văn/giáo viên trong công việc đến cuộc sống trong gia đình của một người vợ, mẹ và bà.
Tôi chưa tìm thấy một niềm vui mới hay một cầu nối mạnh mẽ hơn để nâng đỡ tôi từ vai trò này sang vai trò khác, nhưng tôi đang làm điều đó. Và, không, tôi không xây dựng lại khu vườn. Đây là lúc để đào sâu hơn một chút, để hiểu những nhu cầu của bản thân tôi tốt hơn một chút, và trở nên không chỉ có nhận thức rõ hơn mà còn có trách nhiệm hơn với niềm vui của chính mình… một niềm vui mà không ai có thể lấy đi một cách dễ dàng.
Bạn có phải bẩm sinh là người bi quan không? Đừng vội nản: những lợi ích của lòng biết ơn không chỉ có ở những người sẵn có lòng biết ơn. Thay vào đó, lòng biết ơn là một kĩ năng mà chúng ta có thể phát triển thông qua luyện tập, cảm nhận được thành quả trong suốt hành trình. Dưới đây là một số cách thức cụ thể, dựa trên khoa học giúp phát triển lòng biết ơn, được chia sẻ trên trang web mới của chúng tôi Greater Good in Action:
Viết xuống ghi nhận 3 điều mà bạn biết ơn mỗi ngày: đây là một cách để hướng đến những điều tích cực trong cuộc sống của bạn.
Thư bày tỏ lòng biết ơn: hãy viết một lá thư cảm ơn và trao nó tận tay người bạn muốn gửi đến.
Hãy tưởng tượng cuộc sống của mình sẽ khác đi thế nào nếu thiếu đi một vài điều mà bạn đang có: bạn cảm thấy trân trọng những điều mình đang có như thế nào khi thử tưởng tượng không còn có chúng nữa.
Đi bộ chậm rãi: chỉ cần đi bộ ở bên ngoài cũng có thể giúp bạn cảm thấy hạnh phúc dài lâu.
Rời bỏ: Tận hưởng một thứ gì đó nhiều hơn bằng cách cách ly khỏi một thời gian.
Và dưới đây có thêm những cách thức khác hiệu quả nhất, theo nghiên cứu, giúp nuôi dưỡng lòng biết ơn:
Viết một quyển nhật ký biết ơn, ghi lại ba đến 5 điều mà bạn cảm thấy biết ơn mỗi ngày hoặc mỗi tuần. Có một vài bằng chứng cho thấy cách chúng ta ghi nhật ký biết ơn, ví dụ mức độ thường xuyên mà chúng ta viết nhật ký hoặc chúng ta có bày tỏ lòng biết ơn với người khác hay không – có thể tác động đến ảnh hưởng của việc viết nhật ký. Vì vậy, ông Jason Marsh, thuộc tổ chức Greater Good Science center (GGSC), trong bài viết của mình, đã chia sẻ một số lời khuyên dựa trên nghiên cứu trong việc thực hành viết nhật ký biết ơn.
Hãy viết một lá thư cảm ơn gửi đến một người quan trọng trong cuộc đời bạn mà bạn chưa bao giờ thể hiện sự biết ơn của mình đúng cách. Nghiên cứu cho rằng những lá thư bày tỏ lòng biết ơn mang đến nguồn hạnh phúc dồi dào và lâu dài, nhất là khi chúng được trao tận tay. Trong nghiên cứu của mình, bà Sonja Lyubomirsky đã đưa ra những chỉ dẫn này cho những người tham gia.
Thực hành viết thư cảm ơn
Tuần 1-6
Hãy dành một khoảnh khắc nhìn lại những năm tháng qua trong cuộc đời bạn và nhớ lại một lần mà ai đó làm điều gì đó cho bạn khiến bạn cảm thấy vô cùng biết ơn. Ví dụ như nghĩ về ba mẹ, người thân quen, bạn bè, giáo viên, huấn luyện viên, đồng đội, sếp và nhiều người khác nữa- những người đã rất tốt với bạn nhưng chưa bao giờ được bạn bày tỏ lòng biết ơn. Mặc dù bạn nên cố gắng viết thư cảm ơn gửi đến một người khác nhau mỗi tuần nhưng nếu bạn thích thì bạn vẫn có thể viết một lá thư khác gửi đến cùng một người mà bạn đã gửi trước đó.
Bây giờ, trong vòng 10 phút tiếp theo, hãy viết một lá thư gửi đến một trong những người này. Sử dụng những hướng dẫn dưới đây để giúp bạn hiểu cách thực hiện việc này.
Sử dụng bất cứ kiểu viết thư nào mà bạn thích, nhưng nhớ là viết như thể bạn đang nói với người mà bạn muốn thể hiện lòng biết ơn. Nếu nó hữu ích, bạn có thể viết ở phần đầu thư “ Thân gửi xxx”, hoặc kết thư với “Trân trọng, xxx”.
Đừng quá lo lắng về lỗi ngữ pháp và chính tả.
Mô tả bằng những từ cụ thể tại sao bạn biết ơn người này và cách cư xử của họ đã ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn thế nào.
Kể về những gì bạn đang làm và bạn thường nhớ về những cố gắng của họ như thế nào.
Viết một lá thư như thế này mỗi tuần một lần, trong sáu tuần.
Chú tâm vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn – đừng chỉ lướt qua những vẻ đẹp và niềm vui mà bạn có được. Fred Bryant, nhà tâm lý học trường đại học Loyola đã đưa ra 10 cách để thực hành chú tâm. Ông Rick Hanson, thành viên ban cố vấn GGSC, đã phát triển một phương pháp của chính ông để thực hành việc chú tâm vào những cảm xúc và trải nghiệm tích cực, có tên gọi là “Đón nhận điều tốt đẹp”.
Tập trung vào ý định tốt của người tặng quà: khi bạn nhận được một món quà hoặc khi có một điều gì tốt xảy đến với bạn, hãy nghĩ đến một ai đó đã cố gắng như thế nào với mong muốn mang đến điều tốt đẹp đó cho cuộc sống của bạn, thậm chí họ phải chịu mất mát. Nghiên cứu chỉ ra rằng việc này cần một quá trình dài để hướng đến việc phát triển “ thái độ sống biết ơn”, ở cả trẻ em và người lớn đều như nhau.
Dạy trẻ về lòng biết ơn: Các nhà nghiên cứu Jeffrey Froh, Giacomo Bono, Katherine Henderson và những đồng nghiệp đã phát triển một giáo trình dạy về lòng biết ơn cho trẻ em, dựa trên công trình nghiên cứu của Froh về lòng biết ơn trong trường học, kết quả cho thấy nó có thể thúc đẩy lòng biết ơn và hạnh phúc trong 5 tháng. Bài tập viết nhật kí biết ơn và thư cảm ơn đã chứng minh có hiệu quả với trẻ em, những còn có nhiều bài tập khác về lòng biết ơn mà bạn có thể thử.
Xây dựng một môi trường đề cao lòng biết ơn nơi trường học bằng cách bồi dưỡng sự biết ơn giữa các nhân viên và làm việc để phản đối văn hóa làm việc than phiền.
Xây dựng môi trường làm việc trân trọng sự biết ơn dưới sự đồng thuận của những người lãnh đạo, tạo nên nhiều cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn và đảm bảo rằng mọi người đều nhận được lời cảm ơn.
Ghi nhận những điều tích cực: Christine Carter, thuộc tổ chức GGSC, hỏi con gái của bà ấy về ba điều tốt xảy ra với họ mỗi ngày- đây là một cách giúp họ cảm kích mọi điều tốt lớn và bé trong cuộc sống của họ.
Nghĩ về những yếu tố hiện sinh: nghiên cứu cho rằng nghĩ về cái chết giúp chúng ta trân trọng sự sống hơn, một nghiên cứu khác cho rằng cầu nguyện thường xuyên giúp phát triển lòng biết ơn.