Trong 15 năm qua, hàng trăm nghiên cứu đã ghi nhận những lợi ích về mặt xã hội, thể chất, và tâm lý của lòng biết ơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng những lợi ích này xảy đến với hầu hết bất cứ ai thực hành lòng biết ơn, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn như người già đang đối mặt với cái chết, phụ nữ bị ung thư vú và những người đang chiến đấu với căn bệnh mãn tính về cơ. Sau đây là một số lý do hàng đầu dựa trên các nghiên cứu vì sao cần thực hành lòng biết ơn.
Lòng biết ơn mang đến cho chúng ta sự hạnh phúc: Thông qua nghiên cứu bởi Robert Emmons, chuyên gia hạnh phúc Sonja Lyubomirsky và nhiều nhà khoa học khác, thực hành lòng biết ơn được chứng minh là một trong các phương pháp đáng tin cậy nhất giúp gia tăng sự hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống. Nó còn giúp tăng những cảm xúc lạc quan, hân hoan, vui vẻ, hào hứng, và những cảm xúc tích cực khác.
Ở mặt ngược lại, lòng biết ơn cũng giúp giảm sự lo lắng và trầm cảm, và có thể là một phần hữu ích trong quá trình điều trị. Nghiên cứu chỉ ra rằng nó có thể giúp giảm trầm cảm ở những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính.
Lòng biết ơn tốt cho cơ thể của chúng ta: những nghiên cứu của Emmons và đồng nghiệp của ông ấy Michael McCullough cho rằng lòng biết ơn giúp tăng cường hệ miễn dịch, hạ huyết áp, giảm các triệu chứng bệnh và sự khó chịu do các cơn đau nhức. Nó cũng thúc đẩy chúng ta tập thể dục nhiều hơn và chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe của mình.
Những người có lòng biết ơn sẽ ngủ ngon hơn: Họ ngủ nhiều giờ hơn mỗi tối, dễ chìm vào giấc ngủ hơn và cảm thấy sảng khoái hơn khi thức dậy. Nếu bạn muốn ngủ ngon hơn, hãy tập biết ơn những điều tốt đẹp mà bạn có thay vì phải đếm cừu.
Lòng biết ơn giúp chúng ta mạnh mẽ hơn: Ở những người có lòng biết ơn, họ có thể vượt qua những sự kiện gây sang chấn, bao gồm những người lính trong chiến tranh ở Việt Nam với hội chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD), nạn nhân của những thiên tai, và những người sống trong sự bất đồng chính trị, bạo lực.
Lòng biết ơn củng cố các mối quan hệ: Nó giúp chúng ta cảm thấy gần gũi và gắn bó với bạn bè và những mối quan hệ tình cảm. Khi những người yêu nhau cảm nhận được và thể hiện lòng biết ơn dành cho nhau, mỗi người họ cảm thấy hài lòng hơn với mối quan hệ của mình. Lòng biết ơn còn có thể khuyến khích sự phân chia công việc công bằng hơn giữa hai bên.
Lòng biết ơn khuyến khích sự tha thứ, thậm chí giữa những người từng là vợ chồng sau khi ly dị.
Lòng biết ơn khiến chúng ta mong muốn thực hiện đáp đền tiếp nối: những người có lòng biết ơn thường sẵn lòng giúp đỡ người khác hơn ngay cả khi việc đó có thể mang đến khó khăn cho họ và họ có sự thấu cảm cao hơn, nói cách khác, hướng về cộng đồng nhiều hơn.
Lòng biết ơn tốt cho trẻ em: Trẻ nhỏ từ 6-7 tuổi thường phóng khoáng hơn khi chúng có lòng biết ơn, và khi đến tuổi trưởng thành, chúng thường sẽ kiên cường hơn. Những trẻ trong độ tuổi 10-19 thực hành sự biết ơn, theo nghiên cứu, thường hài lòng hơn về cuộc sống, có nhiều cảm xúc tích cực và cảm thấy kết nối với cộng đồng hơn.
Lòng biết ơn tốt cho trường học: Nghiên cứu chỉ ra rằng nó giúp học sinh cảm thấy tốt hơn về ngôi trường của chúng, nó cũng giúp giáo viên cảm thấy hài lòng, hoàn thành công việc tốt hơn, và ít kiệt quệ cảm xúc, có thể giúp giảm tình trang kiệt sức của giáo viên.
Robert Emmons, được xem như là một chuyên gia khoa học hàng đầu thế giới về lòng biết ơn, chỉ ra rằng lòng biết ơn có hai đặc điểm chính, được ông mô tả trong bài báo “Tại sao lòng biết ơn lại là điều tốt? trên tạp chí Greater Good. “Ông viết “Đặc điểm đầu tiên, nó là một sự khẳng định về bản chất tốt đẹp. Chúng ta tin rằng những điều tốt đẹp vẫn tồn tại trên thế giới này, những món quà hay những lợi ích chúng ta nhận được.”
Ông giải thích: Đặc điểm thứ hai, của lòng biết ơn là: “Chúng ta nhận ra rằng nguồn gốc của những điều may mắn mà mình có được không phải lúc nào cũng xuất phát từ bên trong mình. Chúng ta thừa nhận rằng những món quà mà mình nhận được – dù to lớn hay bé nhỏ – là thứ được trao bởi những người khác hay điều gì đó ở đâu đó – và nếu bạn là người có niềm tin tâm linh thì đó có thể là điều quý giá được trao bởi những đấng quyền năng cao hơn
Emmons và các nhà nghiên cứu khác thấy rằng khía cạnh xã hội cũng rất quan trọng đối với lòng biết ơn. “Tôi xem lòng biết ơn như là một loại cảm xúc giúp thắt chặt mối quan hệ”, Emmons viết, “bởi vì nó đòi hỏi chúng ta nhận thức rằng mình đã được người khác giúp đỡ và ủng hộ như thế nào.”
Bởi vì lòng biết ơn không chỉ khuyến khích chúng ta cảm kích những điều tốt đẹp mình được nhận mà còn hồi đáp chúng (hoặc là đáp đền tiếp nối), nên nhà xã hội học Georg Simmel đã gọi nó là “kí ức đạo đức của loài người”. Đây là cách mà lòng biết ơn có thể được bồi đắp: bằng cách thắt chặt mối quan hệ thân thiết giữa các thành viên cùng giống loài, những người giúp đỡ lẫn nhau.
Để khám phá ra lòng biết ơn liên quan như thế nào với mối quan hệ và sự thấu cảm, các nghiên cứu đầu tiên đang tìm hiểu lòng biết ơn trông như thế nào trong bộ não.
Sinh viên của khóa học ”Khoa học hạnh phúc” chia sẻ những câu chuyện về hành trình chuyển hóa của họ.
Trong khi nhiều người chạy marathon quyên tiền đến những tổ chức đang giải quyết các vấn đề xã hội mà họ quan tâm thì Shemaiah Weekes phát động một phong trào nhỏ đến những người bạn và người theo dõi của anh ấy cam kết những hành động tử tế ngẫu nhiên. Khi anh ấy cuối cùng cũng vượt qua đích đến sau 26,2 dặm, cộng đồng của anh ấy cam kết sẽ thực hiện hơn 100 hành động tử tế.
Weekes nói “Tôi hi vọng chiến dịch nhỏ này sẽ không chỉ dừng lại ở những người đã đưa ra cam kết trong việc lan truyền làn sóng thực hiện những hành động tử tế
Anh ấy có ý tưởng này sau khi tham gia khóa học trực tuyến miễn phí GGSC, Khoa học về hạnh phúc mời nhiều học sinh trau dồi những kĩ năng hạnh phúc như lòng tốt, sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và mindfulness. Và anh ấy không đơn độc: Nhiều học sinh khác bỗng học được rằng họ luôn luôn có thể chia sẻ hành trình hạnh phúc với mọi người xung quanh cho dù có thể trực tiếp giúp đỡ người khác trong các vấn đề của họ hay không.
Và những điều nhỏ bé diệu kỳ như vậy thường luôn khởi đầu với gia đình. Tháng 11 năm ngoái, Isaac Leong thiết kế một cây Lễ tạ ơn với những chiếc lá sắc màu liệt kê những điều mà gia đình anh ấy vẫn luôn đem lòng biết ơn. Anh ấy cũng đã viết 5 bức thư biết ơn có hình trái tim-và trao chúng (cùng với sô cô la) đến những người từng giúp đỡ anh ấy trong đời
Sau khi được học về nhật ký biết ơn trong khóa học, bây giờ Jolane Tomhave nhắn tin cho con gái của cô hầu như mỗi ngày với danh sách những điều cô ấy biết ơn-như không khí trong lành trên những ngọn núi, bàn chân, hay bơ đậu phộng. Và con gái của cô làm tương tự. Cô ấy nói “Thật thú vị và cả hai chúng tôi cảm thấy tốt khi làm điều đó cùng với nhau”
Nhưng dĩ nhiên không ai lúc nào cũng có thể cảm thấy ổn cả. Khoa học về hạnh phúc dạy chúng ta cách tăng sự tích cực trong cuộc sống của chúng ta bằng những thực hành như biết ơn vàsự tò mò cởi mở với những điều bất ngờ trong cuộc sống, nhưng nó cũng hữu ích khi mọi thứ trở nên khó khăn. Một người 62 tuổi tham gia khóa học của chúng tôi nói rằng họ đã học cách để tâm đến tất cả cảm xúc của họ-không chỉ là cảm xúc tốt-và lắng nghe một cách thấu cảm hơn và đưa ra những lời xin lỗi tốt hơn trong cách mối quan hệ của họ.
Một học viên cho biết “Bây giờ tôi không còn tránh né mâu thuẫn nữa”. “Những mối quan hệ của tôi trở nên trung thực và cởi mở hơn.”
Một học sinh khác có cùng trải nghiệm tương tự, cô ấy nói “Bây giờ tôi không còn lo lắng về việc thất bại trong các mối quan hệ bằng những trải nghiệm dám đương đầu và đối diện với mâu thuẫn”. “Cùng lúc đó, sự đương đầu của tôi ít bất ổn và xung đột đơn giản bởi vì việc thực hành sự tự trắc ẩn và tha thứ khiến tôi ít có ý định bắt những người khác theo quan điểm của mình.”
Trong công việc, Olivier Marchesin phải vật lộn với quá nhiều mâu thuẫn. Sau khi chứng kiến công ty của mình ngày càng lợi nhuận hóa – ưu tiên lợi nhuận hơn con người – anh ấy cảm thấy ít hạnh phúc và dễ giận dữ hơn. Điều đó dẫn đến vô số các cuộc tranh cãi vô tận với đồng nghiệp.
Nhưng sau khi thực hành tha thứ, anh ấy tìm thấy một cách giảm căng thẳng và tức giận trong khi vẫn giữ giá trị của mình và tìm cách đấu tranh với công ty mình để đặt yếu tố con người lên trước tiên trong các chính sách. Anh ấy bắt đầu cảm thấy bình an và sáng suốt hơn, nhưng chính hành động ấy đã đụng chạm đến những đồng nghiệp tương tác với anh ấy. Anh ấy nói “Nhiều người trong cơ quan nói với tôi rằng họ thấy tôi thay đổi”
Sinh viên Shannon Corsi đã nhận ra rằng cô hoàn toàn có thể giúp đỡ mọi người người xunh quanh mình thậm chí trong một cách có chủ ý hơn. Khi một người mà cô ấy biết có vẻ chán nản, cô đưa ra tất cả sự hỗ trợ về tâm trạng mà cô có thể nghĩ đến: Cô ấy ôm cô ta và khen ngợi, cho cô ấy xem vài đoạn ghi hình vui nhộn, và nấu cho cô ta một bữa sáng lành mạnh – điều dường như thay đổi cả ngày của ai đó. Cô ấy phản ánh “Tôi biết bản thân mình cũng có thể tạo ra ảnh hưởng đến người khác trong vấn đề này.”
Quà tặng lẽ ra làm cho chúng ta thấy biết ơn – nhưng đôi khi chúng ta chỉ cảm thấy tội lỗi hoặc thấy bắt buộc phải đáp lại. Sau đây là bốn cách để vẫn giữ được lòng biết ơn mà không cảm thấy mình đang nợ ai đó.
Lễ Tạ ơn đang đến gần, khó mà không nghĩ tới sức mạnh hàn gắn của lòng biết ơn trong cuộc sống. Cảm thấy biết ơn cho chúng ta cảm giác ấm áp của niềm vui, gia tăng lòng tin, và làm chúng ta muốn giúp đỡ ngược lại người khác. Vậy nhưng khi chúng ta nhận được gì từ người khác, không phải lúc nào chúng ta cũng cảm thấy biết ơn.
Thực tế là chúng ta có thể cảm thấy mắc nợ.
Cảm giác mắc nợ khởi phát khi ta tin là ẩn sau món quà chúng ta được tặng là một mác giá tiền hoặc nghĩa vụ phát sinh nào đó. Nghĩ về người sếp khen bạn về đạo đức nghề nghiệp của bạn, hoặc người bạn giúp bạn dọn dẹp đồ đạc. Trong những trường hợp này, bạn cảm thấy họ trông đợi bạn đền đáp theo cách nào đó. Sếp có thể trông đợi bạn làm việc trễ, người bạn có thể hỏi mượn tiền bạn – và nhắc khéo bạn về lúc anh ta giúp bạn dọn dẹp bộ ghế.
Nghiên cứu cho rằng có một số khác biệt quan trọng giữa trải nghiệm biết ơn và mắc nợ. Ví dụ, người cảm thấy mắc nợ có xu hướng trải qua cảm xúc tiêu cực hơn, và cảm thấy căng thẳng hơn là bay bổng, vì họ lo lắng về chuyện đền đáp. Cảm giác mắc nợ cũng sẽ dẫn tới những cảm giác ít tích cực hơn về ân nhân và giảm thiên hướng muốn giúp đỡ họ trong tương lai.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc tặng quà cho người khác sẽ khơi gợi lòng biết ơn hay cảm giác mắc nợ – hay sự kết hợp của cả hai. Các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu cảm xúc biết ơn và mắc nợ của một người có thể bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ giữa người cho và người nhận, kích thước của món quà, và ý định nhận thấy được của người tặng – nghĩa là người nhận có tin hay không việc người tặng đang tử tế hay là trông chờ nhận lại cái gì đó. Nhìn chung, chúng ta có xu hướng có những cảm giác về lòng biết ơn tích cực hơn khi người kia gần gũi với ta, trao tặng một cách hào phóng, và được nhìn nhận là thể hiện sự tử tế rõ ràng.
Khoa học cũng cho rằng một số người có nhiều khả năng cảm thấy mắc nợ hơn người khác do tính cách cá nhân. Ví dụ, một số nghiên cứu chỉ ra đàn ông có vẻ cảm thấy mắc nợ nhiều hơn phụ nữ khi nhận được món quà ngoài mong đợi, có lẽ là vì các giá trị xã hội về chuyện độc lập và những ngộ nhận mà đàn ông tự tạo ra. Thật khó để cảm thấy biết ơn với tâm thế như vậy, rằng bạn cần người khác biết ơn về thành công của bạn, điều này có lẽ giải thích tại sao rất nhiều phụ nữ bạn tôi than phiền về chuyện họ ít nhận được lời cám ơn từ chồng mình khi họ làm điều tốt cho chồng.
Văn hóa cũng đóng một vai trò về việc chúng ta có cảm thấy mắc nợ hay không. Một số nghiên cứu cho rằng những người từ văn hóa Đông Á nhiều khả năng sẽ cảm thấy biết ơn và mắc nợ cùng lúc khi nhận quà, một phần là vì giá trị văn hóa đặt nặng chuyện có qua có lại.
Tuy nhiên, ngay cả trong văn hóa Đông Á, có nghiên cứu cho thấy lòng biết ơn thay vì mắc nợ là động lực mạnh mẽ hơn để xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội.
BỐN CÁCH ĐỂ TẬN DỤNG LÒNG BIẾT ƠN
Vậy tất cả những điều trên nghĩa là gì? khi chúng ta bước vào mùa lễ hội, chúng ta sẽ muốn suy nghĩ cẩn trọng hơn về cách khuyến khích cảm giác biết ơn và giảm thiểu các tác động tiêu cực từ sự mắc nợ. Sau đây là một vài điều mà nghiên cứu đề xuất cho chúng ta:
1. Tập trung vào người khác, không phải bản thân mình
Cũng như việc theo đuổi hạnh phúc, tốt nhất là tập trung vào người khác và mối quan hệ khi thực hành lòng biết ơn – chứ không tập trung vào những lợi ích tiềm năng cho bản thân. Nếu không, bạn sẽ không thực sự trải nghiệm cảm giác biết ơn của riêng mình.
“Biết ơn là một cảm xúc tập trung vào người khác, chúng ta tập trung vào điều người khác đã làm cho mình” – nhà nghiên cứu về lòng biết ơn Philip Watkins nói. “Nếu chúng ta tập trung vào người khác, tôi nghĩ lòng biết ơn thực tâm sẽ tự động phát triển”
Một số nghiên cứu hỗ trợ tầm quan trọng của việc có sự tập trung ra bên ngoài để tránh cảm giác mắc nợ. Trong một nghiên cứu, nhà khoa học nhận thấy người nào có sự chú ý tập trung vào bản thân nhiều hơn nhìn chung sẽ có xu hướng trải nghiệm cảm giác mắc nợ hơn là biết ơn. Trong một nghiên cứu khác, người tham gia quan tâm hơn làm sao có sự an toàn và đảm bảo trong một mốt quan hệ – một lợi ích cho bản thân – dẫn dắt họ trải nghiệm lòng biết ơn ít hơn đáng kể và nhiều nặng nợ hơn là khi mối bận tâm của họ là về chuyện nuôi dưỡng mối quan hệ – mục tiêu tập trung bên ngoài hơn.
“Những cách tiếp cận theo tâm lý học phổ thông về lòng biết ơn có vấn đề ở chỗ chúng ta nhấn mạnh quá nhiều rằng hạnh phúc là kết quả của lòng biết ơn, vậy nên chúng ta có xu hướng tập trung lòng biết ơn như là phương tiện đến hạnh phúc”, Watkins nói. “Nó là như vậy, tuy nhiên khi chúng ta tập trung vào lòng biết ơn như là phương tiện đến hạnh phúc thay vì lòng biết ơn bản chất trong nó là gì – tri ân những gì người khác làm cho mình – thì nhiều khả năng phản tác dụng”
2. Tặng quà đầy vô tư, không cần ràng buộc gì.
Khi tặng quà, điều quan trọng là tặng một cách vô tư và không kỳ vọng sẽ nhận lại gì đó. Nếu người khác nghĩ bạn đang yêu cầu họ đền đáp theo cách nào đó hay bạn đang cố ép buộc họ, họ sẽ ít khả năng cảm thấy biết ơn hơn. Thêm vào đó, họ sẽ ít khả năng muốn trao tặng lại cho bạn hoặc thậm chí trao sự rộng rãi cho người khác trong mạng lưới xã hội của họ.
May mắn thay, chuyện chi tiền bao nhiêu cho một món quà không quan trọng để khơi gợi lòng biết ơn: điều quan trọng là bạn chu đáo trong chuyện tặng quà, cân nhắc sở thích và nhu cầu của người nhận.
Bên cạnh đó, tặng quà một cách vô từ với tinh thần hào phóng có liên hệ với nhiều ích lợi của nó, bao gồm hạnh phúc. Nhiều khả năng hơn là bạn sẽ tận hưởng trải nghiệm của việc trao quà mà không cần kỳ vọng gì, và có được cảm giác biết ơn chân thành và gắn kết với người nhận nữa.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nếu bạn cho cái gì để nhận cái gì khác từ một người, bạn lại ít khả năng nhận nó từ họ hơn – có một sự phản tác dụng” – Watkins nói. “Chính niềm vui trao đi, hơn là món quà mà bạn nhận từ người khác, mới là trọng tâm”
3. Thực hành lòng biết ơn ngay cả khi bạn không chắc nó có hoàn toàn chân thành không.
Nghe có vẻ là một ý tưởng điên rồ. Tại sao chúng ta lại muốn thực hành lòng biết ơn ngay cả khi chúng ta không chắc là cảm thấy nó?
Lý do là nghiên cứu dường như cho thấy thực hành lòng biết ơn một cách có chủ đích không chỉ ảnh hưởng đến sự biết ơn tự nhiên, mà còn ảnh hưởng lên những người không thích thực hành biết ơn, hay có xu hướng dễ tự ái hơn, Watkins nói.
“Trong mọi nghiên cứu can thiệp tôi đã thực hiện, luôn có sinh viên làm chỉ vì tín chỉ khóa học; nhưng nó vẫn hiệu quả”, Watkins nói. “Chúng ta có xu hướng nhấn mạnh bạn thực sự cần phải muốn biết ơn để làm tốt nó. Nhưng bạn biết không, có lẽ không phải vậy”
Liệu nó có nghĩa là chúng ta nên khuyến khích người khác (VD con chúng ta) thực hành biết ơn theo cách chính thống? Câu trả lời có lẽ là “Có”, những có một số khuyến cáo quan trọng. Trẻ em học nhiều hơn từ phụ huynh nào làm mẫu lòng biết ơn hơn là từ phụ huynh khăng khăng là con mình “làm theo những gì ba/mẹ nói, không phải những gì ba/mẹ làm”, Watkins nói.
Một số nghiên cứu cho thấy trẻ em có thể dễ dàng có được tư duy biết ơn, dẫn đến những lợi ích như có cảm xúc tích cực hơn. Ngồi xuống cùng trẻ và giúp chúng nghĩ về sự chu đáo của người khác hoặc những hy sinh người khác có sẽ giúp trẻ phản hồi với lòng biết ơn nhiều hơn là chỉ đơn giản để chúng đi theo luồng suy nghĩ của mình, Watkins nói.
Tuy nhiên, Watkins đề xuất chúng ta có thể muốn tránh ép buộc điều này. Ví dụ, nếu chúng ta thực hành lòng biết ơn trong bàn ăn tối vào dịp Lễ Tạ ơn, tốt nhất là không ép buộc từng người một phải làm, mà đơn giản là mời gọi mọi người suy nghĩ về phước lành của mình. Vì lòng biết ơn, cũng như những cảm xúc tích cực khác, có vẻ có tính lan tỏa, những người khác cũng sẽ hùa vào, tạo nên một vòng xoáy cảm giác tốt.
4. Mở lòng với niềm vui trao đi và nhận lại.
Lòng biết ơn làm chúng ta cảm thấy vui vẻ một cách tự nhiên. Nhưng biết cách nuôi dưỡng cảm xúc tích cực trong cuộc sống nói chung – chẳng hạn như đi dạo trong thiên nhiên, nói chuyện với người bạn thân, hay nghe nhạc – sẽ giúp bạn tạo vòng xoáy cảm xúc tốt để dẫn dắt tới lòng biết ơn nhiều hơn và ít thấy mắc nợ hơn. Những người biết cách thưởng thức những cảm xúc tích cực có lẽ sẽ dễ trải nghiệm cảm giác biết ơn hơn đáng kể, mặc dù nghiên cứu về điều này chưa khẳng định.
Thực hành thiền tỉnh thức cũng giúp chúng ta chú tâm hơn vào những món quà trong cuộc sống, cũng như vào những người đã trao tặng chúng. Có là đó là lý do tại sao tỉnh thức và lòng biết ơn hay đi cùng nhau và dường như bổ trợ để gia tăng chất lượng sống.
Watkins đề xuất chúng ta có thể có chủ ý hơn về việc tặng quà, cũng như về lòng biết ơn. Ông nói, rất thường thấy là chúng ta tặng quà vì chúng ta được kỳ vọng làm như vậy, và chúng ta mất kết nối với việc tặng quà là một lựa chọn. Thay vì làm chuyện này không suy nghĩ, chúng ta có thể nghĩ về người khác và cởi mở với niềm vui trao tặng.“Chỉ cần nhớ rằng tôi không phải làm như vậy, nhưng tôi muốn làm, và hãy nhớ tận hưởng chính hành động trao tặng”, ông nói. “Đối với tôi chuyện này là chính yếu”
Một số nhà phê bình cho rằng lòng biết ơn là ích kỷ và gây ra tính tự mãn. Nhưng nghiên cứu của Christina Armenta và Sonja Lyumobirsky lại cho ta thấy một góc nhìn khác.
Lòng biết ơn đang là một chủ đề nóng trong những năm gần đây. Những người nổi tiếng từ Oprah tới James Taylor hay Ariana Huffington đã khuyến khích “thái độ về lòng biết ơn”, và những bài báo, hasgtag, thử thách về lòng biết ơn trở nên càng ngày càng phổ biến. Sự nhiệt thành này phần lớn bắt nguồn từ những nghiên cứu về lòng biết ơn có liên kết với hạnh phúc, sức khỏe và những mối quan hệ khỏe mạnh hơn.
Tuy nhiên vẫn có một làn sóng phản bác. Một số nhà phê bình và những người đa nghi cho rằng lòng biết ơn gây ra sự tự thỏa mãn và chấp nhận hiện trạng. Nhiều bài báo, bao gồm một bài trong tờ New York Times do Barbara Ehrenreich viết gần đây, quả quyết rằng lòng biết ơn có thể ích kỷ và bê tha, khiến người ta cảm thấy thỏa mãn với những gì họ có hơn là theo đuổi những mục tiêu cá nhân lớn lao, hay làm việc để giúp đỡ người khác. Tác giả một bài viết trên Harvard Crimson tranh luận rằng lòng biết ơn có thể “là một dạng tự mãn” và rằng sự mắc nợ từ lòng biết ơn có thể “đang trên đường phát triển”.
Vậy lòng biết ơn có dẫn tới tự mãn không? Có phải tất cả lợi ích từ lòng biết ơn đều trả giá bằng sự lười biếng, thờ ơ, và chấp nhận những bất bình đẳng?
Dựa trên nghiên cứu được thực hiện trong hai thập kỷ qua, và những phát hiện gần đây từ phòng thí nghiệm của chúng tôi ở UC Riverside, chúng tôi tin rằng câu trả lời là Không. Thực ra, chúng tôi tìm hiểu thấy rằng lòng biết ơn không chỉ là một cảm xúc vui vẻ, thụ động, mà là một tác động kích hoạt, tiếp năng lượng để dẫn dắt chúng ta theo đuổi mục tiêu và trở thành người tốt hơn, kết nối xã hội tốt hơn.
Lòng biết ơn thúc đẩy sự tự hoàn thiện bản thân. Trong nhiều năm, các nghiên cứu liên tục thử thách nhận định sai rằng lòng biết ơn khuyến khích sự tự thỏa mãn và chấp nhận hiện trạng; những nghiên cứu này đề xuất rằng lòng biết ơn có thể tạo động lực cho những hành vi dẫn đến sự tự hoàn thiện và thay đổi tích cực.
Ví dụ, nghiên cứu năm 2011 của Robert Emmons và Anjali Mishra tìm ra con người cảm thấy có động lực và nhiều năng lượng khi họ trải nghiệm sự biết ơn, và lòng biết ơn khuyến khích họ có thêm bước tiến hướng tới mục tiêu của mình. Trong nghiên cứu này, sinh viên được hướng dẫn liệt kê ra những mục tiêu họ muốn hoàn thành trong vòng hai tháng tới, và rồi họ được chỉ định ngẫu nhiên hoặc cần đếm những may mắn gặp được, hoặc liệt kê những rắc rối, hoặc hoàn thành hoặt động ghi chép trung lập mỗi tuần trong vòng 10 tuần. Những bạn trong nhóm biết ơn báo cáo lại có nhiều bước tiến hơn hướng tới mục tiêu của mình. Thêm vào đó, một nghiên cứu năm 2009 do Nathaniel Lambert phụ trách đã cho thấy lòng biết ơn dẫn dắt người ta tin tưởng rằng họ xứng đáng có được những kết quả tích cực cho bản thân và có khả năng đạt được những kết quả đó.
Thực sự là lòng biết ơn có liên kết với thành công và thành quả trong nhiều lĩnh vực, bao gồm sức khỏe và học thuật. Trong một nghiên cứu năm 2003 của Robert Emmons và Michael McCullough, những người tham gia đếm số lượng may mắn của mình đã ghi nhận ít triệu chứng bệnh tật hơn và có hơn 1.5 giờ tập luyện thể dục mỗi tuần. Thêm vào đó, những sinh viên giàu lòng biết ơn có xu hướng đạt điểm trung bình cao hơn, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa hơn, và có mong muốn đóng góp cho xã hội mạnh mẽ hơn. Quan trọng hơn, lòng biết ơn cũng dẫn đến ít hành vi rủi ro hơn ở tuổi thiếu niên, bao gồm chuyện giảm bớt sử dụng chất gây nghiện và ít những hành vi tình dục rủi ro hơn. Những phát hiện này cho thấy lòng biết ơn tạo động lực cho người ta kết nối với những hoạt động tốt đẹp, lành mạnh hơn, đóng góp vào thành công của họ.
Lòng biết ơn cũng truyền cảm hứng cho chúng ta để đối xử tốt với người khác. Ví dụ với một nghiên cứu năm 2006 của monica Bartlett và David DeSteno, những người cảm thấy biết ơn – vì nhận được trợ giúp từ người khác – sau đó sẽ có nhiều nỗ lực hơn để giúp đỡ ân nhân của họ, hơn là những người cảm thấy thích thú hoặc không cảm thấy gì. Thú vị là những người cảm thấy biết ơn có nhiều khả năng hơn trong chuyện giúp đỡ những người hoàn toàn xa lạ. Những phát hiện này cho thấy cảm thấy biết ơn không chỉ khiến người ta muốn trả ơn lại trực tiếp cho ân nhân của mình, mà còn “tiếp nối” bằng việc giúp đỡ người khác. Vì vậy, lòng biết ơn tạo động lực cho chúng ta không chỉ cải thiện cuộc sống của bản thân mà còn cả hoàn cảnh của mọi người xung quanh.
Bên cạnh đó, những phát hiện trên cho thấy lòng biết ơn là một cảm xúc thúc đẩy cá nhân hành động. Tuy nhiên, ít có nghiên cứu trực tiếp khám phá chính xác lòng biết ơn tạo động lực cho chúng ta như thế nào. Tại sao lòng biết ơn lại truyền cảm hứng cho hành động tích cực thay vì tự mãn?
Gần đây chúng tôi đã tìm ra câu trả lời. Phát triển từ những nghiên cứu trước đây, chúng tôi mong muốn bằng chứng chính xác hơn về việc tại sao và bằng cách nào mà lòng biết ơn lại thúc đẩy người ta có những thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình và thế giới xung quanh.
Chúng tôi xác định bốn hướng riêng biệt, qua đó cho thấy thể hiện lòng biết ơn có thể tạo động lực cho ngưoi ta cải thiện bản thân và cộng đồng của mình.
1. Sự gắn bó
Chúng tôi tin rằng cảm thấy biết ơn thúc đẩy chúng ta nhìn lại những mối quan hệ và dẫn dắt chúng ta cảm thấy gần gũi và gắn bó hơn với người khác. Quan trọng là gia tăng tính gần gũi sẽ giúp tạo động lực và duy trì nỗ lực tự phát triển bản thân của mình.
Hỗ trợ cho những ý kiến trên, chúng tôi tìm thấy chứng cứ cho thấy con người trải nghiệm cảm giác gần gũi và gắn bó với người khác mạnh mẽ hơn khi họ thực hiện một hay hai hành động tri ân khác nhau (gợi nhớ lại một trải nghiệm biết ơn, hay viết một bức thư tri ân) hơn là khi họ gợi nhớ lại thời điểm họ cảm thấy nhẹ nhõm hay liệt kê những gì họ làm tuần trước.
Thêm vào đó, chúng tôi thực hiện một nghiên cứu với học sinh lớp 9 và lớp 10, và nhận thấy học sinh nào thể hiện lòng biết ơn với cha mẹ, thầy cô, hoặc huấn luyện viên sẽ cảm thấy gần gũi và gắn bó với họ hơn, từ đó gia tăng mong muốn cải thiện bản thân, cũng như lòng tự tin và năng lực làm việc hướng tới quá trình tự cải thiện này.
Tại sao lại như vậy? Hãy nghĩ theo cách này: bằng việc tăng cường kết nối xã hội, lòng biết ơn tưởng thưởng cho chúng ta bằng một mạng lưới hỗ trợ và động viên mạnh mẽ, dẫn dắt chúng ta cảm thấy chúng ta đủ năng lực đương đầu với những thử thách lớn. Ví dụ, một phụ nữ có thể cảm thấy biết ơn một người bạn đã giúp cô hồi phục sau trận bệnh. Điều này giúp cô cảm thấy gần gũi và gắn bó hơn với người bạn này, cũng như thúc đẩy cô ăn uống lành mạnh hơn, tập luyện nhiều hơn để chứng tỏ cho bạn cô thấy thời gian bạn dành cho cô phục hồi là không lãng phí. Cảm giác gắn bó cũng nhắc nhở cô gái về những người quan tâm đến cô và mong muốn cô được khỏe mạnh.
Cảm giác gần gũi và gắn bó với người khác cũng động viên chúng ta cải thiện bản thân và trở thành người tốt hơn vì chúng ta muốn chứng tỏ chúng ta xứng đáng với mối quan hệ đó, và vì chúng ta cảm thấy được động viên, hỗ trợ và truyền cảm hứng bởi những người xung quanh ta.
2. Thăng hoa
“Thăng hoa” là từ khoa học chỉ cảm giác bay bổng có được khi chúng ta thấy người khác có những hành động tử tế; nó liên quan đến cảm giác ấm áp trong ngực và xúc động muốn trở thành người tốt hơn. Quan trọng hơn, cảm giác thăng hoa truyền cảm hứng cho người ta trở nên rộng lượng hơn, có lẽ là để bắt chước hành động nhân văn của người khác.
Chúng tôi tin rằng lòng biết ơn làm người ta cảm thấy thăng hoa – từ đó thúc đẩy động cơ và nỗ lực hương đến phát triển bản thân mình.
Đáng chú ý là chúng tôi tìm thấy những bằng chứng cho ý kiến trên ở cả sinh viên đại học và người đi làm. Trong một nghiên cứu sáu tuần, chúng tôi yêu cầu sinh viên viết một lá thư tri ân mỗi tuần cho người nào đó đã đối xử tử tế với mình, hoặc liệt kê những hoạt động hằng ngày của họ. Sau đó tất cả sinh viên được hướng dẫn làm điều tử tế với người khác như một hoạt động phát triển bản thân. Sinh viên nào thể hiện lòng biết ơn ghi nhận họ cảm thấy thăng hoa hơn – và cảm giác thăng hoa này dẫn đến họ thấy nỗ lực hơn để đối xử tử tế với người khác. Vì vậy, cảm giác thăng hoa có thể là một cách mà thể hiện lòng biết ơn có thể động viên sinh viên cố gắng hơn để trở thành một người tốt bụng, tử tế hơn. Trong một nghiên cứu tương tự trong vòng bốn tuần, chúng tôi yêu cầu nhân viên công ty viết những bức thư tri ân hàng tuần cho người nào đó giúp họ nói chung, hoặc giúp họ trong công việc, trong chăm sóc sức khỏe. Những nhân viên này thấy được khuyến khích cố gắng cải thiện bản thân bằng cách trở nên tử tế hơn, làm tốt công việc, hoặc cải thiện sức khỏe của mình. Nhân viên trong nhóm thứ tư được hướng dẫn chỉ cần liệt kê hoặc động hàng ngày của mình mỗi tuần và tập trung vào việc phát triển bản thân nói chung. Tất cả nhân viên có quyền tự do lựa chọn bước nào để cái thiện bản thân.
Đáng chú ý là, so sánh với những nhân viên chỉ liệt kê hoạt động hàng ngày của mình mỗi tuần, nhân viên nào viết bất kỳ loại nào trong ba loại thư tri ân mang đến cảm giác xúc động, bay bổng, và được truyền cảm hứng trở thành người tốt hơn – sau đó đều gia tăng hiệu quả làm việc, tăng cường sự tự giác vào cuối nghiên cứu. Những phát hiện này cho thấy sự thăng hoa – thấy được truyền cảm hứng và bay bổng – có thể tạo động lực cho chúng ta khổng chỉ trở nên khỏe mạnh, rộng lượng hơn mà còn trở thành những nhân viên tốt và hiệu quả hơn.
3. Sự khiêm nhường
Chúng tôi tin rằng lòng biết ơn giúp chúng ta trở nên khiêm nhường hơn vì thể hiện lòng biết ơn kéo sự tập trung ra khỏi bản thân và hướng chúng ta nhận ra rằng thành công của mình, ít nhất một phần nào đó, là do hành động của người khác.
Phòng thí nghiệm của chúng tôi đủ chắc chắn tìm thấy những chứng cứ cho thấy lòng biết ơn khuyến khích cảm giác khiêm nhường thường xuyên hơn. Ví dụ, trong một nghiên cứu năm 2014 của Elliott Kruse (đồng nghiệp chúng tôi), người tham gia được ngẫu nhiên chỉ định hoặc là viết một lá thư tri ân, hoặc viết về những gì họ làm trong vòng hai tiếng trước. Sau đó tất cả người tham gia phải tưởng tượng ra một ai đó đang giận dữ với mình và mô tả phản ứng của mình với người đó. Những người trong tình huống tri ân có những phản hồi khiêm nhường hơn – ví dụ, họ thiên về hướng cân nhắc ý kiến của người khác hơn và có khả năng chấp nhận lỗi lầm hơn.
Bởi vì sự khiêm nhường cho phép chúng ta nhìn nhận rõ ràng hơn người khác đã hỗ trợ chúng ta ra sao, nó khuyến khích chúng ta có những hành vi tích cực, như là giúp đỡ người khác, trở thành người tốt hơn, để đáp đền những người đã từng giúp đỡ mình trên đường đời. Ví dụ, một học sinh cảm thấy khiêm nhường trước toàn bộ thời gian mà giáo viên toán đã dành để khuyến khích cậu, đảm bảo cậu hiểu cách giải các bài toán. Cảm giác khiêm nhường này sẽ là động lực cho cậu làm tốt hơn ở trường – chẳng hạn như tận dụng dịch vụ gia sư, các hoạt động ngoại khóa – (một lần nữa) để chứng mình cho chính bản thân mình và giáo viên của mình thấy thời gian và công sức dành cho cậu là không uổng phí.
4. Sự mắc nợ
Không phải mọi suy nghĩ liên quan đến lòng biết ơn đều dễ chịu, một số suy nghĩ thậm chí có thể kỳ cục và đáng lo. Nhìn lại việc người khác đã giúp đỡ chúng ta nhiều thế nào có thể làm chúng ta cảm thấy bắt buộc phải trả ơn cho họ, thấy không thoải mái vì ban đầu chúng ta cần giúp đỡ, thấy tội lỗi vì không cám ơn họ sớm hơn. Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy chứng cứ cho thấy thể hiện lòng biết ơn dẫn đến những trải nghiệm cả tích cực lẫn tiêu cực, cảm thấy thăng hoa lẫn mắc nợ cùng một lúc.
Nhưng những cảm xúc lẫn lộn này có thể giúp chúng ta có những hành động tích cực. Thực ra, trong một nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy thể hiện lòng biết ơn làm cho học sinh trung học cảm thấy mắc nợ hơn với những người giúp đỡ mình – từ đó gia tăng động lực, khả năng, và tự tin hướng đến cải thiện bản thân. Phát hiện này cho thấy mặc dù các học sinh cảm thấy không dễ chịu, có một số cảm xúc tiêu cực – cụ thể là mặc nợ – có thể đặc biệt truyền cảm hứng cho chúng ta, thắp lên ngọn lửa của niềm tin để đền đáp điều tốt đẹp mà người khác mang lại cho chúng ta – từ đó giải phóng cảm giác mắc nợ đang mang trong lòng.
Kết hợp lại với nhau, chứng cứ cho thấy rõ rằng thay vì dẫn dắt chúng ta đến việc thư giãn, trì hoãn, trở nên tự mãn, lòng biết ơn thường giúp thúc đẩy chúng ta hướng đến mục tiêu và trở thành người tốt hơn.
Dĩ nhiên, nghiên cứu trong lĩnh vực này vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên từ những kết quả tới giờ, chúng tôi tin rằng cảm giác gắn bó, thăng hoa, khiêm nhường, và mắc nợ từ lòng biết ơn rồi sẽ thúc đẩy chúng ta có nhiều nỗ lực hơn trong trường học, công việc, cộng đồng, những mối quan hệ của mình, có lẽ cả việc thúc đẩy chúng ta hướng tới mục tiêu mà chúng ta không nghĩ là khả thi.Vậy nên, lòng biết ơn có thể có sức mạnh không chỉ làm chúng ta hạnh phúc và thúc đẩy chúng ta cải thiện cuộc sống của mình. Mà hơn thế, nó có thể truyền cảm hứng để chúng ta trở thành những thành viên tích cực hơn của xã hội và những công dân tốt hơn của thế giới.
Một nỗi khổ lớn có thể làm cho chúng ta cảm
thấy bất lực. Tập trung vào các giải pháp thay vì cảm xúc, có thể là một biện pháp
hữu hiệu cho tình trạng đó.
Nếu bạn từng lo lắng về các hoạt động nhân đạo với những người di cư đến biên giới chúng tôi, thì bạn rất dễ cảm thấy bị choáng ngợp. Trẻ em xa gia đình. Bệnh tật lây lan qua các cơ sở giam giữ. Mọi người ở đây không được tắm trong thời gian một tháng. Một người đứng đầu cơ sở biên giới ở đây tham gia vào một mạng lưới phân biệt chủng tộc trên mạng xã hội facebook. Và chúng tôi hiện cũng đang phải đối mặt với làn sóng khủng bố chống người nhập cư. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó khăn khi đối mặt với một lúc nhiều sự việc bất như ý như vậy.
Cảm giác muốn né tránh thực tại và kiệt sức không muốn giang tay giúp đỡ khi phải lắng nghe hay đối mặt với những tình trạng chèn ép, áp bức về nhân quyền thực ra không phải là một hành vi thiếu tử tế. Nói cách khác, đó là một phản ứng rất dễ hiểu, có lẽ bắt nguồn từ quá khứ tiến hóa của chúng ta. Vì chúng ta có khuynh hướng giúp đỡ những người khác ở các trường hợp với quy mô nhỏ, nên chúng ta sẽ dễ bị choáng ngợp khi phải đối diện với hàng ngàn người đau khổ. Càng có nhiều người có nhu cầu giúp đỡ, chúng ta lại càng ít có mong muốn giúp đỡ – đây gọi là một hiện tượng kiệt quệ lòng trắc ẩn. Hiện trạng này không phản ánh là chúng ta căm ghét người nhập cư,mà thể hiện rằng chúng ta đang gặp khó khăn khi đối mặt với những tình huống với một đau thương ở quy mô lớn như vậy.
“Một trăm ngàn năm trước, khi chúng ta nhìn thấy ai đó đau khổ, chúng ta có thể nhìn thấy những biểu hiện ấy trên khuôn mặt của họ, và khi chúng ta bước vào để giúp đỡ họ, chúng ta có thể tạo ra sự thay đổi “ , chuyên gia tâm lý xã hội của Đại học Stanford Jamil Zaki, tác giả của cuốn sách “Cuộc chiến vì lòng tốt” chia sẻ: “ Thử thách là làm thế nào để nhân rộng khả năng ở quá khứ đó tới bối cảnh hiện nay của chúng ta “.
Cách chúng ta đấu tranh để thích ứng hiện tại với một loạt các cuộc khủng hoảng toàn cầu đang leo thang, cách chúng ta đóng khung thông tin có thể xác định xem chúng ta đang quay lưng hay muốn tham gia vào tình huống ấy. Các nhà nghiên cứu cho biết,những cảm nhận của chúng ta về cảm xúc cũng như nỗi đau của người khác thường không đủ để khiến chúng ta phải giúp đỡ họ, và thậm chí có thể phản tác dụng. Điều thúc đẩy chúng ta hành động là làm cho ta tin rằng chúng ta có thể tạo ra một sự khác biệt có ý nghĩa, và tập trung vào một kế hoạch cụ thể để giúp đỡ thay vì đóng góp thêm những cảm xúc tiêu cực.
SỰ THIẾU NHÂN ĐẠO, TRONG BỐI CẢNH CUỘC SỐNG
Đôi
khi chúng ta lùi lại trước những đau khổ của những người khác, và một cách vô
hình chúng ta cũng không ý thức nhận ra là mình đang làm điều đó.
Một trong những bức ảnh được chú ý và lan truyền nhanh chóng gần đây nhất trên phương tiện truyền thông xã hội là một người cha và người con gái nằm úp mặt vào dòng nước ở Rio Grande, trong một nỗ lực thất bại tìm kiếm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn. Những bức ảnh như thế có thể khiến cho một vài người cảm thấy “ tự mãn “. Nhưng theo nhà nghiên cứu tâm lý Lauren Ministryo, những bức ảnh như vậy cũng có thể giải phóng một làn sóng cảm xúc mạnh mẽ đến mức người xem phải lùi lại để bảo vệ chính mình. “ Việc hiển thị hình ảnh của những đứa trẻ gặp nạn là không thực sự sẽ đưa chúng ta đến đâu cả“ , Ministryo, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Bang New York tại Buffalo, chia sẻ.
Ministryo và các đồng nghiệp của cô gần đây đã nghiên cứu xem việc cảm thấy tồi tệ cho những người cần giúp đỡ có khiến chúng ta có nhiều khả năng giúp đỡ họ hay không. Họ đã kể cho những người tham gia nghiên cứu một câu chuyện và hình ảnh của một đứa trẻ hoặc nhiều đứa trẻ bị đói, bạo lực và điều kiện sống tồi tàn. Sau đó, họ hỏi những người tham gia những câu hỏi như, bạn cảm thấy đồng cảm như thế nào? – và cũng ngỏ ý về khả năng nếu họ muốn giúp đỡ.
Kết quả là, những người mà phản hồi rằng họ “cảm thấy lo lắng và đồng cảm” cho những đứa trẻ trong hình, thì cuối cùng họ là những người quyên góp ít tiền hơn cho tổ chức. Thế nhưng, những người bày tỏ mong muốn “giúp đỡ” trẻ em trong nghiên cứu thì lại có xu hướng nhiều hơn trong việc quyên góp, và họ cũng đã cho số tiền lớn hơn.
Ministryo cũng phát hiện ra rằng khi mọi người bày tỏ khao khát giúp đỡ ai đó đang gặp khó khăn, niềm khao khát này – không giống như lúc người ta cảm thấy đồng cảm, cụ thể là khao khát này không hề giảm đi khi số nạn nhân ngày càng lớn. Trên thực tế, mong muốn giúp đỡ ấy ngày càng lớn mạnh khi nhu cầu cần được giúp đỡ tăng lên.
Phát hiện đáng ngạc nhiên nhất là sự đồng cảm không phải lúc nào cũng dẫn đến hành động để giảm bớt đau khổ. Thay vào đó, quá nhiều cảm giác tiêu cực dường như khiến những người tham gia cảm thấy bất lực. Chúng ta có xu hướng cho rằng sự đồng cảm là điều tương tự như mong muốn giúp đỡ, nhưng nghiên cứu này cho thấy hai trường hợp này là khác biệt và thúc đẩy chúng ta phản ứng với khủng hoảng theo những cách hoàn toàn khác nhau.
Tạo thế cân bằng khi hướng đến việc giúp đỡ
Nếu sự đồng cảm không phải là yếu tố cần thiết để dự đoán những hành vi giúp đỡ người khác, vậy thì điều gì ảnh hưởng đến chúng ta trong việc giúp nhiều người bị khổ đau, thay vì chỉ cảm thấy tồi tệ và bộc lộ nó ra bên ngoài?
Trong một nghiên cứu trước đây của nhà tâm lý học Ervin Staub đã cho thấy rằng khi mọi người trải qua thời kỳ khó khăn, họ có thể có động lực hơn để giúp đỡ những người khác trong tình trạng nguy hiểm tương tự, có lẽ vì trải nghiệm sâu sắc về nỗi đau đó đã thúc đẩy họ hành động. Staub gọi đây là phản ứng của lòng vị tha, sinh ra từ đau khổ.
Nhưng nếu chúng ta chưa từng trải qua những trải nghiệm kiểu như một thảm họa tự nhiên, hay bị đuổi khỏi nhà bởi bạo lực và nghèo đói, hoặc bị nhốt trong lồng bởi chính những người mà bạn hy vọng là sẽ giúp đỡ mình thì liệu hành vi giúp đỡ của ta có khác đi?
Trong
một nghiên cứu gần đây, các nhà tâm lý học của Đại học Đông Bắc Daniel Lim và
David DeSteno đã nghiên cứu các cách để đánh thức mọi người, mong muốn giúp đỡ
ngay cả khi họ không đã trải qua thời kỳ khó khăn như thế.
Giống như Ministryo, Lim và DeSteno đã cho mọi người xem một đoạn và hình ảnh về một đứa trẻ đau khổ hoặc về nhiều đứa trẻ như thế. Họ phát hiện ra rằng khi những người tham gia tin vào khả năng của mình để tạo ra sự khác biệt thực sự, họ thường bày tỏ mong muốn ngăn chặn số lượng lớn trẻ em khỏi đau khổ hơn, ngay cả khi bản thân họ không phải chịu đựng điều tương tự.
Trong một nghiên cứu tiếp đó, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng họ có thể gợi ra phản ứng hữu ích này bằng cách nói với mọi người rằng kết quả kiểm tra cho thấy họ rất giỏi trong việc phản hồi thương yêu đến những người cần giúp đỡ. Vì vậy, chúng ta thường có thể không giúp đỡ nhiều hơn khi chúng ta cảm thấy tệ và đồng cảm với người khác; trái lại, chúng ta có nhiều khả năng giúp đỡ hơn khi chúng ta tin tưởng vào khả năng của mình để cải thiện tình huống theo cách có ý nghĩa.
Chìa khóa để làm tăng hiệu quả và thúc đẩy
hành động, đó là hãy cho người ấy biết rằng hành động giúp đỡ của họ dù nhỏ bé
đến đâu cũng đều tạo ra tác động bất kể là trong bối cảnh nào hay phạm vi dự án
có lớn lao thế nào.
Lướt trên đầu ngọn sóng
Khi
đối mặt với tình trạng vi phạm nhân quyền, cảm giác được giúp đỡ thường liên
quan đến việc điều hướng cảm xúc mà không bị hút vào. Một mức độ ít nhiều của
cảm xúc tiêu cực là điều khó tránh khỏi khi bạn phải đối mặt với tình trạng
hàng ngàn người sống trong điều kiện thiếu nhân đạo. Nhưng thay vì để những cảm
xúc này chi phối, bạn hãy sử dụng chúng như là động lực để tìm ra các giải
pháp.
Đưa ra một chiến lược trợ giúp cụ thể sẽ giúp bạn tin tưởng vào khả năng tạo ra sự khác biệt thực sự, nghiên cứu cho thấy làm tăng động lực hành động của bạn. Hãy nghĩ về những cảm xúc tiêu cực của bạn như “ những khởi nguồn đầu tiên của hành trình”, Zaki nói. “ Chúng ta có thể thực hiện bước gì “? “ Nhiệm vụ nào tôi có thể đóng góp một cách hiệu quả nhất? “
Tương tự, các tổ chức nhân quyền có thể thúc đẩy mọi người hành động trong khủng hoảng bằng cách cho họ biết chính xác số tiền quyên góp cụ thể sẽ được sử dụng như thế nào, giúp các nhà tài trợ tin tưởng rằng đóng góp của họ sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi thực sự.
Một phương thức khác để giải quyết tình trạng bất lực với thực tại là thực hành nguyên tắc đối diện với mọi thứ mà không “phản ứng” với nó. Chúng ta có thể xử lý nhiều hơn thực tế của những bi kịch này nếu chúng ta tập trung vào những gì thực sự đang xảy ra. Quan sát một cách tỉnh thức về những gì người khác đang thực sự trải qua, sẽ giúp bạn thay vì bị lạc và đắm chìm trong cảm giác choáng ngợp, sẽ có thể cảm nhận chính xác hơn tình hình thực tế một cách khách quan. Nhận thức mở rộng của bạn về thực tế đó có thể thúc đẩy động lực của bạn để thay đổi những điều này sau đó.
“ Những nỗ lực ở sự đồng cảm, đặc biệt là về phần cảm xúc dường như còn khó khăn hơn nữa’ Ministero nói. Hy vọng lớn nhất của chúng tôi là thực sự tập trung vào phần động lực.
Nếu bạn không phải là một thiền sinh, bạn có
thể tạo ra được trạng thái này bằng cách rèn luyện thói quen chú ý vào những gì
đang xảy ra. Phản ứng quen thuộc đầu tiên của chúng ta khi
phải đối diện với một tình huống khó khăn nào đó là sự bùng nổ gần như tức thời
của cảm xúc tiêu cực. Nhưng theo Daniel Västfjäll, nhà tâm lý học của Đại học
Linköping chỉ ra rằng việc chỉ quan sát mà không phản ứng vội vàng một cách bản
năng, đồng thời cân nhắc kĩ lưỡng về cuộc sống của những người cần giúp đỡ
trong 1 thái độ cân bằng có thể truyền cảm hứng đến chúng ta có hành động cụ
thể hơn để tạo ra sự thay đổi
Trong khi sự đồng cảm có thể dẫn đến kiệt
sức, việc có đủ sự bình tĩnh để xem tình hình thực sự bị ảnh hưởng ra sao, có
thể thúc đẩy những gì mà theo Zaki gọi làKhởi đầu của
hành trình tìm kiếm những cách thức hiệu quả và phù hợp để xây dựng một thế
giới tốt đẹp, vị tha hơn và giảm bớt đi những đau khổ đang tồn tại khắp nơi
nơi.
Việc hiểu được rằng không chỉ có mỗi mình mình là đối diện với
thất bại trên đời này sẽ giúp thúc đẩy sự tự trắc ẩn với chính mình trong mỗi
người.
Các câu chuyện về thất
bại dường như đang là xu hướng trong hiện tại. Nhiều người thành công hôm nay
đang truyền đi những câu chuyện về thất bại, sai sót và sự không hoàn hảo của họ
cho chúng ta thấy,Người ta thậm chí còn thiết kế những hội nghị kéo dài chỉ tập
trung vào những câu chuyện từng thất bại từ doanh nhân đến những bậc thầy thể dục,
đưa hình ảnh của họ lên MXH như instagram với hashtag #fail.
Dường như họ đang cố gắng bình thường hóa sự thất bại của
mình để nói với những người còn lại trong chúng ta ( những người đang cố gắng
che giấu, cất kín những lỡ lầm, sai sót của mình vào sâu thẳm bên trong) rằng
điều đó là bình thường, rằng ai cũng gặp phải đôi lần thất bại trong đời trước
khi thành công.
Đó cũng là thông điệp mà chúng ta đã từng muốn trao gửi tới
người bạn của mình khi họ rơi vào hoàn cảnh tương tự. Nhưng liệu điều này có thực
sự giúp ích không?
Theo một nghiên cứu mới, điều này chỉ khả thi cho một vài
người nhất định.
Các nhà nghiên cứu từ đại học Waterloo đã thực hiện một
chương trình với 100 sinh viên để ghi lại
một video dài khoảng 3 phút nói về thói quen và mối quan tâm của họ. Sau đó,
các sinh viên sẽ được nghe kể lại , từ đánh giá một người đã xem những video
này, về những đặc điểm như thân thiện, dễ gần, thông minh, và trưởng thành của
họ trong thang điểm từ 1 tới 9.
Trước khi những người này nhận được kết quả của mình, họ
đã được cho biết rằng, những sinh viên khác đã đạt được mức điểm từ 7 tới 9.
Sau đó họ được cho biết là họ chỉ đạt được kết quả ở mức
thang điểm là 5 ( tất nhiên trên thực tế không có người nào làm công việc đánh
giá ở đây, việc nói rằng các đánh giá là khách quan thực ra chỉ làm cho sinh
viên thêm phần tin vào kết quả của mình mà thôi)
Tiếp đó, các sinh viên trên sẽ được biết điểm của những đồng
môn có cùng giới tính và chương trình học tập như họ. Một nửa số sinh viên được
cho biết những người bạn đồng mồn của mình đạt mức điểm tương tự mình từ 5 tới
9, nửa còn lại được cho biết các đồng môn của mình có mức điểm 7, mức vượt qua
họ và để họ lại trong sự cô đơn về kết quả thấp của riêng mình.
Sau thí nghiệm, các sinh viên sẽ điền vào một bản đánh
giá về cảm xúc tiêu cực và tích cực, cũng như cảm giác xấu hổ, hổ thẹn trong họ.
Cuộc khảo sát cũng đánh giá mức độ tự trắc ẩn bên trong họ, đó là khả năng giữ
được sự tử tế với chính mình và nhìn nhận thất bại mà mình đang gặp phải cũng
là điều mà nhiều người khác gặp phải trong đời
Có sự khác biệt giữa việc họ thất bại một mình hay thấy
người khac cùng thất bại như mình? Điều này phụ thuộc vào khả năng tự trắc ẩn
trong chính họ.
Với những người có khả năng tự trắc ẩn cao, với việc hiểu
rằng mình không phải là trường hợp duy
nhất thất bại trong đời – điều này giúp
họ bớt mặc cảm hơn, nhiều cảm xúc tích cực hơn khi họ nghĩ họ là người thất bại
duy nhất trong đời. Nhưngđiều này ko xảy
ra ở người có sự tự trắc ẩn thấp.
“ Có lẽ [cảm giác chia sẻ về sự thất bại – tức là hiểu rằng
thất bại là điểm chung của con người] đã gợi mở cho những người có sự tự trắc ẩn
tốt phản ứng tốt hơn, bởi vì điều này giúp họ thấy được thất bại là một phần
bình thường của cuộc sống “ các nhà
nghiên cứu Sydney V. Waring và Allison C. Kelly viết.
Nói cách khác, việc nhìn thấy một đồng nghiệp sau mình bị
lỡ một cơ hội được thăng chức hay một phụ huynh tới trường trễ trong dịp khai
giảng của con mình có thể khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn, và thúc đẩy
trong chúng ta quan tâm và tử tế với chính mình hơn. Mặc dù việc nhìn thấy người
khác trượt chân không hẳn là sẽ tạo ra sự tự trắc ẩn.
“ Một vài người không thực sự tìm thấy ý nghĩa, thú vị ở việc này, điều đó chỉ xuất hiện ở những người có xu hướng phán xét bản thân mình, và nhìn sự thất bại của mình một cách khó nhọc “ Waring nói.
Theo quan điểm của As Waring and Kelly, việc nhìn thất bại
như điều chung của mọi người thực ra không phải là điều mà người hay tự phán
xét mình cảm thấy- những người mà nhìn vào sự thất bại và đau khổ của họ như là
độc nhất .
Nếu bạn đang cố gắng an ủi một người bạn hay có xu hướng
tự chỉ trích mình, thì cách kể lại sự thất bại của bản thân bạn có thể không hiệu
quả. Thay vào đó ” chúng ta nên chuẩn bị sự linh hoạt và cởi mở để thử các
cách thức khác nhau để xem điều gì là phù hợp nhất với bạn của mình” , cô ấy
nói – chẳng hạn như việc xác nhận cảm xúc mà họ đang phải đối mặt với tình trạng
của mình ra sao.
Và nếu bạn hay có khuynh hướng phán xét hay chỉ trích
chính mình, bạn cần rèn luyện khả năng tự trắc ẩn với chính mình. Bằng cách đó,
chúng ta sẽ hoàn thiện chính mình từ niềm tin rằng thất bại chính là một phần của
cuộc sống và là cơ hội để mỗi người có cơ hội được học hỏi về những bài học
trong cuộc sống.
Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chính thái độ mang lòng
trắc ẩn ấy sẽ giúp chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn khi chứng kiến những thất bại
của người khác.
Một cuốn sách mơí giải thích cho chúng ta các cách hiểu mới về
sự thấu cảm và từ đó, có những tương tác xã hội tốt hơn như thế nào.
Thật khó để dõi theo ai đó khi họ đang chịu đau khổ. Chúng ta có
thể cảm thấy nỗi đau của họ hay bị đắm
chìm trong nỗi buồn ấy dù nó không phải là chuyện xảy ra với mình; chúng ta có
thể lo lắng không biết phải nói hay làm gì. Những khoảnh khắc không thoải mái
đó có thể làm chúng ta quay lưng lại với nỗi thống khổ của họ – để bảo toàn sự
yên vui của bản thân hoặc tiếp tục với cuộc sống của mình.
Nhưng đây là cách tiếp cận sai lầm, bác sỹ tâm thần và nhà
nghiên cứu Helen Riess, tác giả cuốn sách mới “Hiệu ứng thấu cảm” nói như vậy.
Khả năng kết nối một cách thấu cảm với người khác – để cùng cảm nhận với họ,
quan tâm đến sự yên vui của họ, và hành động với lòng trắc ẩn – là rất cần
thiết với cuộc sống của chúng ta, giúp chúng ta đồng hành cùng nhau, làm việc
hiệu quả hơn, và trở thành những cộng đồng vững mạnh hơn.
Hầu hết các nghiên cứu về sự thấu cảm của Riess tập trung vào
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Vì các bác sỹ đang phải đối mặt với đau khổ ngày
này qua ngày khác, hoàn cảnh của họ phù hợp để quan sát sự thấu cảm tác động
đến hạnh phúc như thế nào. Các bác sỹ có thể nghĩ rằng đóng cửa cảm xúc lại và
tạo một khoảng cách tình cảm sẽ giúp họ khách quan và cung cấp sự chăm sóc tốt
hơn, nghiên cứu của Riess đã chỉ ra làm như vậy khiến bệnh nhân mất lòng tin,
bất mãn và kém hợp tác hơn. Và điều này làm cho các bác sỹ cô đơn, kém hiệu
quả, và kiệt sức hơn.
Thay vì vậy, các bác sỹ – và cả chúng ta – nên làm gì? Hãy thực
hành sự thấu cảm, Riess nói Thấucảm
không chỉ cải thiện việc chăm sóc sức khỏe, cô lập luận, mà còn cải thiện tương
tác giữa con người với nhau nói chung.
“Tất cả các bên đều được lợi như nhau khi chúng ta nhìn nhận và
đáp ứng với nhau bằng sự thấu cảm và lòng trắc ẩn”, cô viết. “Sau tất cả, chính
kết nối giữa con người với nhau tạo ra nhạc điệu cho những từ ngữ trong cuộc
sống”
What is empathy?
Sự thấu cảm là gì?
Many confuse empathy (feeling with someone) with sympathy (feeling
sorry for someone), and even researchers who study it have muddied the waters
with many definitions. But Riess does a good job of untangling that and
explaining the many dimensions of empathy. Empathy, she writes, involves an
ability to perceive others’ feelings (and to recognize our own emotions), to
imagine why someone might be feeling a certain way, and to have concern for
their welfare. Once empathy is activated, compassionate action is the most
logical response.
Nhiều người lẫn lộn sự thấu cảm (cùng cảm nhận với người khác)
với sự đồng cảm (cảm thấy tệ cho người khác), và thậm chí những nhà nghiên cứu
về chủ đề này cũng làm đục dòng nước với nhiều định nghĩa. Nhưng Riess làm tốt
chuyện tháo gỡ nó và giải thích sự thấu cảm theo nhiều góc nhìn. Sự thấu cảm,
cô viết, liên quan đến khả năng nhìn nhận cảm xúc của người khác (và nhận ra
cảm xúc của chính mình), tưởng tượng vì sao người ta có thể cảm thấy như vậy,
và quan tâm đến sự yên vui của họ. Một khi sự thấu cảm được kích hoạt, hành
động trắc ẩn là sự phản hồi hợp lý nhất.
Sự thấu cảm phụ thuộc vào những phần cụ thể của bộ não đã phát
triển để cho phép sự kết nối cảm xúc với người khác và động lực để quan tâm đến
nhu cầu của họ. Nói như thế này, khi chúng ta nhìn thấy ai đó đang bị đau, bởi
vì chúng ta chứng kiến họ vô tình đứt tay – những đường dẫn của sự đau đớn
trong não của chính chúng ta sáng lên, dù với mức độ nhẹ hơn. Đây là phần cảm
xúc của sự thấu cảm – đôi khi gọi là cộng hưởng cảm xúc – mà nhiều bác sỹ làm
ngơ hoặc đẩy đi chỗ khác, mặc dù nó đi ngược lại bản năng trắc ẩn của họ, Riess
nói.
“Hệ thống não bộ phức tạp [của bạn] cho phép bạn quan sát người
khác đang đau đớn và cho bạn vừa đủ nếm mùi đau đớn để cân nhắc giúp họ vượt
qua”, cô viết.
Vậy nhưng, chúng ta không thể chỉ dựa vào một mình sự cộng hưởng
cảm xúc. Vì một lý do, nó có xu hướng mạnh hơn với những ai tương đồng với
mình, và điều này gây rắc rối trong phòng bác sỹ… và trong cuộc sống. May mắn
thay, sự thấu cảm cũng có một phần thuộc về nhận thức – sự hiểu biết rằng cảm
xúc của chúng ta có thể không giống như của người khác. Phân biệt hay không
đồng nhất nỗi đau của ta với người khác giúp chúng ta xoa dịu bất cứ sự khó
chịu nào mà ta đang cảm nhận, đồng thời vẫn giữ được mong muốn biết được người
kia đang phải trải qua những gì.
“Chúng ta phải hiểu
được tình hình từ góc nhìn về mặt thể chất, tâm lý, xã hội và tinh thần của
người đối diện”, cô nói.
Khía cạnh thứ ba của sự thấu cảm là sự lo lắng – “động lực bên
trong thúc đẩy người ta phản hồi và thể hiện nhu cầu chăm lo cho sự yên vui của người
khác”. Thật không may, sự lo lắng này thay đổi nhiều từ người này sang người
khác và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường khác nhau, chẳng hạn như người
cần giúp đỡ tương đồng với bạn (và “hội” của bạn) nhiều như thế nào, liệu bạn đang
đối mặt với sự đau khổ của một người hay của số đông, liệu bạn có nghĩ ai đó
xứng đáng phải bị chịu nỗi đau như vậy vì hành động tệ bạc của họ không và địa
vị xã hội của bạn (bạn càng có quyền lực hay giàu có, bạn càng ít có xu hướng
chú ý tới đau khổ và quan tâm đến việc can thiệp)
Từ đó đề xuất rằng dù sự thấu cảm là một phản ứng sinh học tích
hợp trước sự đau khổ, chúng ta vẫn cần làm việc với nó, nếu chúng ta muốn sử
dụng nó trong nhiều tình huống cần nỗ lực hơn.
Sự thấu cảm có thể dạy được
Chúng ta có thể thấy khó khăn khi thấu cảm với một số người.
Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không thể tăng cường các cơ thấu cảm
của mình, theo ý kiến của Riess. Cô đề xuất hãy trở nên thuần thục hơn trong
việc nhìn nhận cảm xúc của người khác, học những phương tiện tự điều hòa để
giúp chúng ta không bị choáng ngợp bởi cộng hưởng cảm xúc quá mức, và tìm cách
khuyến khích việc chọn quan điểm.
Đến cuối cùng, cô đã phát triển một chương trình gọi là
EMPATHICS được giảng dạy cho các bác sỹ và cải thiện thành công khả năng đọc
cảm xúc và mức độ kiệt sức của họ, cũng như sự hài lòng của bệnh nhân. Đây là
tin tốt, bởi vì mối quan hệ bác sỹ – bệnh nhân có vẻ đóng góp đáng kể cho sức
khỏe của bệnh nhân.
Riess sử dụng cách viết tắt EMPATHY để kết cấu các bước trong
chương trình của cô:
E: Eye contact. Giao tiếp bằng mắt. Chọn một mức độ giao tiếp
bằng mắt phù hợp giúp người khác cảm thấy được chú ý và cải thiện sự giao tiếp
hiệu quả. Riess đề xuất tập trung vào mắt của người khác đủ lâu để nhận ra màu
mắt của họ, và đảm bảo bạn đối diện họ khi giao tiếp.
M: Muscles in facial expressions. Các cơ trong biểu cảm khuôn
mặt. Là con người, chúng ta thường tự động bắt chước biểu cảm của người đối
diện mà không nhận ra. Bằng khả năng nhận diện cảm xúc người kia – thường là từ
kết cấu cơ mặt đặc biệt – và bắt chước chúng, chúng ta có thể giúp truyền đạt
sự thấu cảm.
P: Posture. Tư thế. Ngồi với tư thế ngả ngớn có thể cho thấy sự
thiếu quan tâm, chán nản hoặc buồn bã; ngồi ngay ngắn ra dấu hiệu tôn trọng và
tự tin. Bằng việc hiểu được tư thế sẽ truyền đạt điều gì, chúng ta có thể có
những tư thế cởi mở hơn – mặt hướng về trước, chân và tay không bắt chéo,
nghiêng người về phía người đối diện – để khuyến khích giao tiếp cởi mở hơn và
sự tin tưởng lẫn nhau.
A: Affect. Tác động (hoặc cảm xúc). Học cách nhận diện người
khác đang cảm thấy điều gì và gọi tên cảm xúc có thể giúp ta hiểu rõ hơn hành
động của họ hay thông điệp ẩn sau lời nói.
T: Tone. Tông giọng. “Bởi vì tông giọng chuyển tải hơn 38% nội
dung cảm xúc không lời mà một người muốn
truyền đạt, nó là chìa khóa thiết yếu của sự thấu cảm”, Riess viết. Cô đề xuất
điều chỉnh âm lượng và tông giọng cho phù hợp với người bạn đang nói chuyện, và
nhìn chung, dùng một tông giọng êm dịu để làm người khác cảm thấy được lắng
nghe. Tuy nhiên, khi một người đang truyền đạt sự giận dữ, tiết chế tông giọng
của bạn – thay vì giống như họ – thì phù hợp hơn.
H: Hearing. Lắng nghe. Chúng ta rất thường không thực sự lắng
nghe người khác, có lẽ là vì những định kiến hoặc đơn giản quá phân tâm hoặc
căng thẳng. Lắng nghe thấu cảm có nghĩa là đặt câu hỏi giúp họ bày tỏ chuyện gì
đang thực sự diễn ra, và lắng nghe mà không đánh giá.
Y: Your response. Phản hồi của bạn. Riess không nói về chuyện
bạn sẽ nói gì tiếp theo, mà bạn sẽ cộng hưởng như thế nào với người đối diện.
Dù có nhận thức được hay không, chúng ta có xu hướng đồng hóa về mặt cảm xúc
với người khác, và việc chúng ta làm tốt nó như thế nào đóng vai trò trong việc
chúng ta hiểu và thích họ nhiều bao nhiêu.
Sự thấu cảm vượt ra khỏi môi trường chăm sóc sức
khỏe
Dù Riess tập trung phần lớn vào mối quan hệ bác sỹ – bệnh nhân,
cuốn sách của cô là một cái cớ để nhìn xa hơn lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và
tưởng tượng một thế giới mà sự thấu cảm được len lỏi vào cuộc sống hằng ngày.
Ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể đọc được cảm xúc của người khác và khuynh
hướng muốn giúp người đang gặp nỗi thống khổ, Riess chỉ ra. Chúng ta có thể
giúp bọn trẻ xây dựng thêm những kỹ năng này qua việc làm gương và cho chúng cơ
hội uốn nắn những cơ bắp thấu cảm. Việc cha mẹ hiểu được cảm xúc của con mình
tốt thế nào, cố gắng nhìn nhận quan điểm của chúng, và khẳng định giá trị của
chúng gắn với việc chúng sẽ làm thế nào trong cuộc sống sau này.
“Khi một đứa trẻ
không thấy được tấm gương nào để noi theo, nó có thể từ bỏ cố gắng đạt được mục
tiêu, hoặc nếu nó trở thành người đạt thành tích cao, những thành tực của nó có
thể mang lại ít niềm vui hơn”, cô viết.
Dĩ nhiên, khi đứa trẻ lớn lên, những mối quan hệ khác cũng trở
nên quan trọng. Thầy cô ở trường có thể gia tăng ý nghĩa về giá trị bản thân
của trẻ bằng cách đối xử với chúng với sự tôn trọng và ấm áp, tránh những kiểu
kỷ luật khắc nghiệt, và lôi kéo chúng vào chuyện học hành, Riess nói. họ cũng
có thể dạy về sự thấu cảm một cách trực tiếp thông qua văn chương, mô phỏng, và
những kỹ thuật khác.
Riess mô tả những khía cạnh khác mà sự thấu cảm là tối quan
trọng – ví dụ, khi chúng ta gặp những người quá khác biệt với mình, khi chính
chúng ta mắc sai lầm và cần sự tự thấu cảm, trong công sở, thậm chí ở cả các
khối trong chính phủ. Và cô cũng xem xét những mặt trái tiềm ẩn của sự thấucảm
– ví dụ như việc chọn quan điểm được dùng để thâm nhập vào đầu người khác và
thao túng họ thay vì để cho thấy sự quan tâm.
Vậy nhưng, tầm quan trọng của sự thấu cảm trong cuộc sống hàng
ngày không thể bị làm quá. Bằng việc hiểu được nó hoạt động ra sao và có thể
được tăng cường trong chính bản thân và con chúng ta, chúng ta có một trong
những công cụ chủ đạo cho sự chuyển mình về văn hóa, Riess tin tưởng.
Cô viết, “Chúng ta có hy vọng giúp hình thành một xã hội dân chủ
hơn, đối thoại tôn trọng hơn, thấu hiểu người khác hơn, và một thế giới giàu
lòng trắc ẩn hơn”
Chú chuột lang hạnh phúc – nhân vật của chúng ta ngày hôm nay sẽ giải thích cách cô ấy vượt qua những nỗi sợ, một bước chuyển hóa thời điểm đó
ZOE FRANCESCA Tôi có một khách hàng, cô đã ngoài
90 tuổi, là một người vui vẻ, cô ấy thích đi thảo cầm viên. Vì thế, chúng tôi
đã có mặt ở Thảo cầm viên, nơi có tàu điện trên không và nó trông như thang máy
trên trời vậy. Nó đang mở cửa. Bạn biết đó, bạn có thể rơi xuống. Tuy nhiên,
tôi nhìn vào nó, và tôi nghĩ bạn cũng biết, nó không cách xa mặt đất. Và nhìn
kìa, có trẻ sơ sinh và trẻ chập chững bước đi, có cả ông bà với những đứa cháu
và mọi người trong thư thái và hạnh phúc. Tôi có thể đi trên cái này với khách
hàng, dĩ nhiên tôi có thể. Vì thế tôi quay sang khách của tôi và, hãy gọi cô ấy là Mavis. Tôi quay sang Mavis và nói.
“Bạn có muốn đi trên tàu điện trên không đó không?” và cô ấy nói “Oh vâng! Có
chứ”, tôi nói, “Tuyệt. Chúng ta hãy lên thôi nào.” Vì thế tôi đỡ cô ấy từ cái
xe lăn vào. Và ngay khi chúng tôi bắt đầu di chuyển, cơn hoảng loạn bắt đầu lúc
đó tôi chỉ có thể nghĩ được là tôi sắp ngã. Cô ấy sắp ngã. Chúng tôi đã vượt
qua những con sư tử và hươu cao cổ, và tất cả những con vật này phải đáng lẽ ra
rất vui nhộn chứ. Nhưng tôi đang nắm chặt lại, Tôi đang tuôn mồ hôi một cách
không kiểm soát được. Tôi đang nắm lấy cái thanh nắm trên tàu một cách rồ dại,
quắp những ngón chân lại và đôi mắt tôi nhắm chặt. nhưng tôi vẫn đang nói với
cô ấy, “oh điều này thật hay. Nó đẹp lắm phải không?” Và cô ấy đang nói lại,
“oh, vâng! Nhìn kìa! Nhìn kìa! Và tôi thậm chí không dám mở mắt để nhìn thấy điều
gì đang diễn ra trước mặt mình.
Và khi chúng tôi được nửa đường,
tôi gọi người phục vụ ở đó rằng, “được rồi, chúng tôi cần rời khỏi. Chúng tôi cần
rời khỏi” Và họ nói “Không, stop!stop” Và họ đang vẫy tay “Bạn không thể, không
ai có thể ra được. Không thể được!” Và tôi nói, “Chúng tôi phải ra khỏi. khẩn cấp
lắm rồi. Và rồi, một thanh niên đáng thương đang phụ trách đành chấp thuận. Và
họ dừng tất cả lại. Và Maviss nhìn tôi và nói, “Điều gì đang xảy ra vậy!?” Tôi
nói, “Nhìn này đẹp làm sao! Tôi chỉ là, chúng ta cần nắm giữ khoảnh khắc này!
Nó quá đẹp Tôi cần dừng lại và nhìn ngắm xung quanh!” Và cô ấy nói “đồng ý”
DACHER KELTNER Như bạn có thể hình dung, khách mời của chúng ta tuần này, Zoe Francesca, bị nhấn chìm bởi nỗi sợ độ cao. Việc đi tàu trên không không vui với cô ấy tí nào. Đặc biệt là càng không vui khi đi với khách hàng của cô ấy. Zoelúc này trông giống như một “end-of-life doula” . Bạn có biết một người “doula” truyền thống (chỉ người đồng hành chuyên hỗ trợ về các kiến thức cần thiết, tinh thần lẫn thể chất) hướng dẫn những người phụ nữ đi qua thời kỳ sanh nở của họ như thế nào không? Còn end-of-life doula thì dùng để mô tả những công việc khó khăn hơn vì lúc này người doula ấy phải cung cấp sự hỗ trợ đồng hành cho những người đi qua cửa sinh tử.
Zoe chính là Chú chuột lang hạnh phúc – nhân vật của ngày hôm nay. Ở mỗi tập phát sóng, chúng
tôi sẽ có một Chú chuột lang hạnh
phúc để thử một nghiên cứu thực
nghiệm về những trải nghiệm cách mỗi người
đem các niềm vui và sự kết nối vào cuộc sống của
họ như thế nào. Và đối với phần thực hành của Zoe, cô ấy đã chọn để làm một vài
điều đang thực sự diễn ra trong cuộc sống của cô ấy – cô ấy chọn một trải nghiệm
được thiết kế cụ thể để vượt qua nỗi sợ của mình. Ở đây chính là nỗi sợ độ cao
Zoe, cám ơn vì đã tham gia cùng chúng tôi trên chương trình
The Science of Happiness
ZOE FRANCESCA Tôi rất vui khi có mặt ở đây. Cám
ơn, Dacher
DACHER KELTNER Tôi chưa bao giờ nghe về công việc “end-of-life doula”
cho những người sắp chết cả. Nó là gì thế? Và bạn làm gì?
ZOE FRANCESCA Một “doula” cho những người sắp chết làm việc cho các nhà an dưỡng cuối đời.Khi vào đó, chúng tôi gặp những người mà , chỉ vài tháng nữa thôi, họ sẽ tạm biệt cuộc đời này với hy vọng là dần hiểu thêm về họ một chút. Tìm hiểu thêm những nỗi sợ của họ là gì? Những khó khăn mà họ gặp phải? Đâu là cái họ quan ngại và lo lắng! Và chúng tôi cố gắng để thấu suốt những điều ấy một cách chậm rãi và từ tốn.
DACHER KELTNER Nhà sản xuất của chúng tôi – Annie Berman đã tham gia cùng bạn đến viếng thăm một người khách hàngbị mắc chứng mất trí nhớ.
MIMI (tên bệnh nhân): Tôi không biết anh ta có lừa dối tôi không hay đó thực sự là sự thật
ZOE: Không, nó là sự thật đấy. Nó chỉ khó để nhớ – bạn biết đó, khi đến một thời điểm trong cuộc sống, bạn nghĩ nó thật khó để nhớ tất cả mọi thông tin. Và có lẽ nó không còn quan trọng chút nào nữa. Bạn biết sao không?
MiMI:
À, tôi đoán là nó không còn quan trọng nữa.
ZOE: Bạn ghi nhớ những điều cần thiết đã tạo nên bạn ngày hôm nay là được. Chúng vẫn luôn luôn ở đó mà phải không?
MIMI: Tôi có một ký ức đẹp về cuộc sống hạnh phúc. Cuộc sống của tôi không có bi kịch nào.
ZOE: Bạn biết không? Những người như bạn quả thực rất may mắn
MIMI: Bạn nghĩ tôi may mắn ư?
ZOE:
Đúng vậy. Tôi nghĩ thế.
MIMI:
Oh, Tôi hi vọng vậy. Tôi hi vọng vậy.
ZOE
FRANCESCA: Có câu nói rằng Chúng ta chết theo cách mà chúng ta đã sống. Và tôi
thấy câu đó thật đúng.
DACHER KELTNER Sao vậy?
ZOE FRANCESCA Tôi thấy rằng những người họ không chịu đối diện
với nỗi sợ của họ thì e dè, và ngược lại, những người luôn dám đối diện với nỗi
sợ của mình thì ít rụt rè hơn. Đúng chứ. Tôi gần như thấy thế.
ZOE FRANCESCA Nhiều người thì sợ những nỗi đau.Còn nhiều người thì sợ
sự không tồn tại.
DACHER KELTNER Ôi trời! Điều đó luôn làm tôi trằn trọc mỗi đêm đó.
ZOE FRANCESCA Ừ! Ý tôi là việc học cách đối diện
với nỗi sợ chết cũng chiếm một phần quan trọng trong hành trình trưởng thành của
tôi.
DACHER KELTNER Bạn có bắt đầu công việc tuyệt vời này với một chút lo sợ về
cái chết không?
ZOE FRANCESCA Oh có chứ. Trước đây là có. Tôi đã
sợ chết đến nỗi tôi chỉ biết rằng tôi không muốn kết thúc cuộc đời mình mà
không đối diện với nó
DACHER KELTNER Vì vậy thật phù hợp khi hôm nay bạn
trở thành nhân vật thử nghiệm của chúng tôi, và quyết định đối diện với nỗi sợ
của mình bằng bài thực hành“bước qua 1 nỗi sợ”. Bạn bắt đầu bằng cách bộc lộ bản thân với nỗi sợ ở cường độ nhỏ, trong bối
cảnh an toàn. Và rồi bạn tiếp tục lặp lại nó, cho đến khi nỗi sợ lắng dịu. Và rồi
bạn thách thức bản thân mình hơn một chút. Và điều quan trọng nên nhớ rằng đây
chỉ là liệu pháp phù hợp với những nỗi sợ diễn ra hằng ngày, mà không dành cho
PTSD hay rối loạn lo lâu. Bạn đã làm việc với những nỗi sợ nào rồi?
ZOE FRANCESCA Okay tôi đã thực hành đối diện với
một vài nỗi sợ như nỗi sợ chết, nỗi sợ độ cao, nỗi sợ nói trước công chúng, nỗi
sợ quan hệ tình dục, nỗi sợ nấu ăn. Ý tôi là có rất nhiều.
DACHER KELTNER Bạn hẳn là có trọn 1 quyển sách về những nỗi sợ mà bạn
đã tập đối diện bằng các bài thực hành nhỏ nhỉ!
ZOE FRANCESCA Cách mà tôi làm nó là thực hiện từng bước một từ tốn và cẩn trọng. Ví dụ với nỗi sợ độ cao, bạn biết đó, tôi biết rằng nhiều người yêu độ cao, và tôi đã không bao giờ hiểu điều này. Tôi biết cảnh quan đẹp khi nhìn ngắm từ trên cao thực sự rất quyến rũ, nhưng tôi từng nghĩ rằng ai mà cần cái phong cảnh đẹp đó đáng sợ đó kia chứ? Nhưng bây giờ thì góc nhìn của tôi khác rồi. Và tôi có thể làm nhiều thứ trên cao so với tôi trước đây.
Vì vậy lúc đầu bạn biết đó, tôi
trình tự leo cầu thang, như trong một tòa tháp. Và gần đây tôi làm điều này ở
Seattle. Nơi có công viên với một tòa tháp tuyệt đẹp mà có cả đài quan sát
Khi tôi leo lên cầu thang, tôi đã
biết tôi đang đi lên và có cửa sổ nhưng tôi ý thức được rằng mình đang an toàn
trong tòa nhà… Và rồi tôi tiến đến đỉnh,
đến mái nhà nhưng cửa sổ thì to hơn nhiều, tôi có thể đang đứng rất sát với
mép. Bạn biết đó, vì thế đầu tiên tôi rụt lại mấy bước rồi tôi bước những bước
tới. Để xem cảm giác thế nào. Hít thở. Rồi sau đó thì từ từ tiến tới cái tháp
nước mà bạn đã biết cùng với khách hàng của tôi để đến Chabot Space và Đài quan
sát khoa học. Và đứng ở ở vị trí đó, giữ lấy lan
can, và nhìn xuống, nhìn lên, và nhìn cô ấy.
Khi tôi thấy cô ấy thư giãn và tận hưởng khoảnh khắc ấy, điều đó giúp tôi điều tiết cơ chế lo lắng bên trong bộ não của mình. Và rồi bạn thật sự phải lặp lại điều này một vài lần. Nó không đủ nếu chỉ làm một lần. Bạn biết không? Bạn phải lặp lại việc đi các chuỗi cầu thang nối tiếp, đài quan sát hay hệ thống tàu điện. Làm điều này nhiều lần. Nếu bạn có thể lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần, thì nó sẽ thực sự tạo ra điều khác biệt đó. Nó giống như là khoảnh khắc bạn hét lên: “A ha” vậy.. Và cho đến thời điểm nó không còn là vấn đề nữa thì bạn sẽ nhận ra được một vài điều mới mẻ hơn về mình thông qua trải nghiệm ấy. Lúc này, bạn biết bạn đã làm được.
DACHER KELTNER Bạn có nhận ra rằng mình đã cảm thấy
thoải mái và tự tin hơn không
ZOE FRANCESCA Có chứ. Cảm giác đó quá đỗi tuyệt vời
Dacher Keltner: Yeah chia sẻ tiếp xem
DACHER KELTNER Vậy có bao giờ bạn đủ tự tin để thử đi lại trên chuyến tàu lượn trên không ở thảo cầm viên chưa? Thời điểm bạn hoảng loạn với vị khách hơn 90 tuổi của mình?
ZOE FRANCECA À, tôi phải nói cho bạn rằng họ đã xây dựng tàu điện mới bao quanh. Khoảng một năm sau đó, tôi đã quay lại gặp Mavis một lần nữa và nói, “Mavis, bạn sẽ đi với tôi trên cái tàu lượn mới này chứ?” Và cô ấy nói đồng ý. Và chúng tôi đã làm điều đó bằng cách là tôi nhờ một cặp đôi xếp hàng sau mình có thể lên tàu cùng một lượt với mình. Và khi đã yên vị trên tàu tôi đã nói với họ rằng: bạn biết không, thực tình tôi có nỗi sợ độ cao kinh khủng lắm nhưng tôi vẫn làm điều này bởi vì tôi, tôi đã từng bỏ lỡ quá nhiều cơ hội và tôi rất biết ơn khi bạn có mặt ở đây cùng với tôi để mỗi khi nỗi sợ dâng lên, tôi biết rằng nó vẫn ổn và có bạn để giúp đỡ tôi. Và tôi đã làm điều này một số lần và rồi cuối cùng tôi đã có khả năng đi với cô ấy một mình. Và một phần trong tôi muốn đi trên cái tàu điện cũ đó một lần nữa và chứng minh rằng mình có thể làm được.
DACHER KELTNER Ừ, việc thực hiện hay đối diện với
nỗi sợ của mình cùng với những người khác sẽ giúp chúng ta đỡ sợ hơn nhiều mà
phải không
DACHER KELTNER Điều này đã thay đổi cảm giác của bạn
về chính bản thân mình chưa? Bạn có trở nên tự tin hơn chưa? Bạn có cảm thấy
mình trở nên bản lĩnh và can trường hơn không?
ZOE FRANCECA Tôi có, tôi đã lấy lại sự tự tin tôi nghĩ bởi vì khi tôi
biết rằng nỗi sợ chỉ là sự tưởng tượng từ những điều không có thật. Lấy việc sợ
cái chết là một ví dụ. Bạn biết, tôi đã nghĩ, “Oh nó sẽ khủng khiếp lắm khi gặp
một người sắp chết hoặc chết rồi và họ trong thật đáng sợ.”
Bạn thấy đó, tôi thực sự sợ, bất cứ lúc nào tôi thấy một con
vật đã chết tôi la hét và tôi nói với bản thân mình, “nếu tôi phải nhìn một xác
chết thì sao? Điều đó sẽ thế nào đối với tôi?” Và tôi phát hiện ra tại nhà thờ
gần chỗ tôi có một hội gọi là hội khâm liệm. Và điều họ làm là khâm liệm những
thi thể trước khi chôn cất. Và tôi đã hỏi họ liệu tôi có thể tham gia và họ nói, “Tất
nhiên rồi, chúng tôi cần nhiều người.”
Và tôi nói, “À tôi có thể tôi có thể chỉ quan sát thôi không?
Tôi có thể xem thôi không?” Và họ nói, “Không, nếu bạn muốn đến và làm điều
này, bạn phải tham gia ngay từ lần đầu tiên.”
Và tôi phải nói rằng tôi đi bộ vào căn phòng đó, khi đó tôi
không biết là tôi sẽ ngất xỉu hay la hét không nhưng ngay khi tôi ở đó, cảm
giác biết ơn và thánh thiện tràn vào phòng và duy trì ở đó toàn bộ thời gian thật
an tâm và tôi đã làm được. Và nỗi sợ của tôi biến mất.
Thật quan trọng để bắt đầu những bước nhỏ – nhưng bạn không
phải tham gia một khóa học hơn một tháng hay thậm chí hơn 1 năm đâu. Nhiều khi
nó mất nhiều năm. Và điều này tốt lên ngay khi bạn thực hiện nó một cách từ từ.
DACHER KELTNER Nó thật lạ và thậm chí nghịch lý trong khi bạn có nỗi sợ chết
và bây giờ bạn làm việc với người sắp chết.
ZOE FRANCESCA Ừ
DACHER KELTNER Điều này có ý nghĩa gì với bạn?
ZOE FRANCESCALý do chính mà tôi làm công việc này, vì nó cho tôi 2 thứ. Một là, sự trân trọng sâu sắc cho cuộc
sống mỗi ngày mà tôi chưa có trước đây. Và một thứ khác nó là ngày hôm nay là tất cả những gì chúng ta có.
Chúng ta thực sự không biết điều sẽ diễn ra ngày mai vì thế hãy khiến cho hôm
nay trở nên ý nghĩa nhất khi chúng ta có thể. Đó có thể là bất cứ điều miễn rằng
nó có ý nghĩa với bạn
DACHER
KELTNER Vâng, thật đáng kinh ngạc
ZOE FRANCESCA Hạnh phúc không phải là không có nỗi sợ hay mọi thứ đều như ý suốt ngày. Không, có nhiều thứ vất vả, khó khăn lẫn đáng sợ vẫn luôn diễn ra. Nhưng tôi đang dần học cách để ôm ấp chúng. Chứ không phải né tránh hay ngại ngần đẩy chúng ta xa, và điều đó làm đong đầy hạnh phúc trong tôi.
DACHER
KELTNER Ừ, tôi hiểu ý của bạn. Nhưng thường thì bước đối mặt với nỗi sợ
luôn là bước khó khăn và đầy thách thức nhất, thậm chí chỉ nghĩ đến thôi là đủ
sợ rồi. Vậy bạn có lời khuyên nào cho mọi người khi bắt đầu bước đầu tiên ấy
không?.
ZOE FRANCESCA Để bắt đầu thì Tôi nghĩ sự trắc ẩn chính là từ khóa then chốt. Và để thực hành sự trăc ẩn ấy, thì hãy hướng điều ấy về chính mình. Hãy mở rộng trái tim và dịu dàng nói với mình rằng: Mình đang sợ. Mình đang rất dễ bị tổn thương. Mình không chắc là mình sẵn sàng. Nhưng ngay khi mình cảm thấy sẵn sàng, mình sẽ cho phép mình cơ hội để thử điều ấy. Và thậm chí, chỉ cần ngẫm về điều ấy thôi tôi đã thấy mình rất tử tế và ngập tràn tình thương trong mình rồi. Vâng, và tôi nghĩ đó là bước đầu tiên.
DACHER KELTNER Ừ tôi hiểu! À, Zoe Francesca cám ơn bạn vì đã tham
gia chương trình.
ZOE
FRANCECA Cám ơn bạn, Dacher
DACHER
KELTNER Câu chuyện của Zoe cho thấy rằng chúng ta không bị buộc tội để
mang nỗi sợ bên mình mãi mãi. Chúng ta có thể vượt qua theo cách chúng ta phản
ứng với nỗi sợ bằng việc tạo ra những trải nghiệm mới. Những ký ức mới. Những
nhà nghiên cứu đã từng nghĩ về những ký ức như tập tin PDF trên máy tính: nhấp
vào nó, đọc nó, không gì trên tập tin thay đổi. Nhưng giờ đây, chúng ta biết
rằng mỗi lần chúng ta khôi phục ký ức, nó
như là mở tập tin Word vậy – bạn có thể thêm vào thông tin mới, thay đổi nội
dung.
Nếu đó là trường hợp này, chúng ta
có thể làm mới bộ não của con người
để phản ứng ít sợ hãi hơn với một vài điều chúng được cho rằng khủng khiếp.
David Johnson, người dạy khoa học hành vi tại tại York College ở New York, đã
thực hiện một nghiên cứ chỉ ra rằng.
Anh ta có một cuộc thử nghiệm với
những người tham gia nhìn chằm chằm vào một chiếc máy tính mà hình vuông nhấp
nháy màu xanh ngẫu nhiên trên màn hình. Nhưng mỗi khi một hình vuông xuất hiện,
Johnson sẽ cho họ một cú sốc điện.
DAVID
JOHNSON Sau một lúc, họ bắt đầu sợ cái hình ảnh mà đi liền với những
cú điện giật thậm chí trước khi điện giật xuất hiện, bởi vì họ biết rằng điều
đó có nghĩa cú điện giật đang sắp đến. Được rồi. Những cái này là những cú điện
giật họ không thấy nghiêm trọng, họ bực tức, họ không đau đớn gì, nhưng rõ ràng
là họ không cảm thấy thoải mái chút nào. Và cách chúng tôi đang đo lường là,
chúng tôi đo lường sự thay đổi với hoạt động bài tiết trên da của họ. Đó là
ngày đầu tiên.
Và rồi họ trở lại sau 24 giờ. Trong
ngày thứ 2 này họ học một số điều mới về hình vuông màu xanh dương: đó là tôi
không shock điện mỗi khi họ nhìn vào ô vuông màu xanh nữa. Vậy điều đó có ý
nghĩa gì? Người tham gia học được rằng không cần sợ về hình vuông đó nữa. Rồi
chúng tôi nhắc đi nhắc lại về hình vuông đó, 20 lần và hi vọng là họ không lăn
ra ngủ. Nó hơi chán. Nhưng họ họcđược 1 điều là , hình vuông xanh dương lúc này
không còn đáng sợ nữa. Đúng rồi. Hôm qua tôi đã học về nỗi sợ. Hôm nay tôi
không phải lo lắng về nó nữa. Và chúng tôi đang thực hiện điều này với ký ức
mong manh có thể thay đổi được.
Rồi vào ngày thứ 3 của thí nghiệm,
chúng tôi trở lại và chúng tôi thử nghiệm một cách cơ bản việc họ có phản ứng
sợ hãi với hình vuông đó bây giờ không. Ngày đầu họ học để sợ nó. Ngày hai họ
học để không sợ nữa.
Kết quả tổng quát là họ không thể
hiện nỗi sợ trở lại.
Nếu chúng ta liên tục tiếp xúc với
thứ khiến chúng ta sợ hãi và không có kết quả xấu nào, thì chúng ta có thể hình
thành một ký ức mới và một ký ức mới nói, này, đây không phải điều mà bạn nên
sợ hãi. Hoặc ít ra nó là điều mà có lẽ bạn nên sợ trong tình huống này nhưng
không phải trong tình huống khác, đúng không? Vì thế điều thực sự tuyệt vời, đó
là ký ức nổi trội từ ký ức sợ hãi ban đầu bởi vì nó là theo trường hợp, nó có
thể là sự thật để chúng ta cần sợ hãi trong ngữ cảnh đó và không phải ở ngữ
cảnh khác. Vậy nên nó là tình huống để chúng ta cần những ký ức này để tồn tại
kết hợp những định hình phản ứng cảm xúc với mọi thứ của thế giới xung quanh
theo một cách chủ động.
Hiện nay, vào thời điểm khi mà “ sự thấu cảm” luôn tạo ra nhiều tranh cãi hơn bao giờ hết thì có một nhà nghiên cứu đã đứng ra giải thích về: Thấu cảm là gì? Như thế nào thì không phải là thấu cảm? và khi nào thì sự đồng cảm sẽ tạo ra sự tử tế và lòng trắc ẩn.
Thấu cảm đang là xu hướng
Trên các tạp chí Tâm lý, những bài viết về sự đồng cảm đã tăng lên một cách
nhanh chóng hơn bao giờ,và thậm chị được các bộ phận đo lường trong khâu xuất
bản chỉ ra là chiếm tới khoảng 50% tổng các bài viết. Sự nghiên cứu học thuật này đã thỏa mãn được
các quan tâm phổ biến: Kết quả tìm kiếm trên Google cho từ khóa “ sự thấu cảm-Empathy” ở Mỹ đã tăng liên tục từ năm 2004
Nhiều người
trong chúng ta cho rằng đây là tín hiệu tốt vì sự thấu cảm” được xem như là một
vấn đề đạo đức tuyêt vời. Nếu được hỏi, chúng ta cũng sẽ cho rằng chúng ta cần sự thấu cảm từ vợ chồng , con cái, bạn
bè, các giáo viên đứng lớp, các bác sĩ y khoa và cả các sếp tại văn phòng. Và
từ đó, chúng ta cũng sẽ là những người thấu cảm với
chính bản thân mình. Và rõ ràng rằng chúng ta sẽ phản ứng gay gắt với quyển sách mới xuất bản của tác giả Paul Bloom với tiêu đề khiêu khích
“ Chống lại sự thấu cảm- Anti Empathy”.
Trong quyển sách của tác giả này ,
Paul Bloom đã cho rằng “ sự thấu cảm” có thể làm chúng ta suy nghĩ lệch đi và hướng chúng ta
đến sự phóng túng trong việc cho đi nhiều hơn, giúp đỡ vô
tội vạ đối với một vài trường hợp, thường là những người trong nhóm thiên về
“sự thấu cảm” . Tác giả cũng lập luận rằng đôi lúc “sự thấu cảm” có thể đẩy mạnh hành chống đối xã hội như là sự khiêu chiến, thách
thức.
Quyển sách của tác giả Bloom đã đưa
ra rất nhiều góc nhìn. Nhưng nó cũng gây ra rất nhiều thắc mắc cần giải đáp về
những gì chúng ta nghĩ khi nói về “ sự thấu cảm”
Bản thân tôi cũng có vài rắc rối
với sự thấu cảm, nhưng quyển sách của Bloom đã không nêu ra được những điều ấy.
Theo tôi, điều khó nhất khi định nghĩa về sự thấu cảm là tất cả chúng ta chưa thống nhất được ý
nghĩa của nó.
Tuy nhiên,
tôi nghĩ rằng sự thấu cảm chính là nền tảng của đạo đức. Vượt ra khỏi tầm về
vấn đề liên quan đến đạo đức, có những bằng chứng thuyết phục cho thấy có sự
liên kết chặt chẽ giữa những hành vi tử tế, quan tâm với sự thấu cảm. Tuy
nhiên, vấn đề là chúng ta đang nói về loại thấu cảm gì.\
THẤU CẢM LÀ GÌ?
Trong suốt cuộc tranh cử năm 1992 của Tông thống Bill Clinton đã có phát
biểu gây tranh cãi với các bệnh nhân AIDS bằng câu nói “ Tôi hiểu được nỗi đau
của các bạn”. Đây cũng là cách Bloom nói về sự thấu cảm trong quyển sách của mình
-việc một ai đó luôn tỏ ra thấu cảm như chính người trong cuộc.
Hãy tưởng tượng xem thế giới sẽ ra sao khi tất cả ai ai cũng có một câu xoa
dịu bài bản vối tâm trạng của đối phương như kiểu thấu hiểu hết cảm giác người
đó đang trải qua. Tất cả chúng ta đều rơi vào tâm trạng như nhau một cách rối
nùi và cứ suốt ngày trôi nổi theo cảm
giác của người khác.
Có lẽ sự khác biệt giữa Tổng Thống Clinton và Bush không phải ở chỗ giá trị
chính trị của các ngài. Sự khác biệt lớn của hai vị là cách thể hiện sự thấu cảm với người khác. Thực tế, một học giả đã chỉ ra 8 sự khác
biệt khi người ta nói về định nghĩa của “thấu cảm” (ôi trời
ơi, bất ngờ không?)”. Để hiểu được ý
người khác thực sự là gì khi họ nói về “sự thấu cảm” – và để hiểu rằng thực ra
sự thấu cảm có giúp ích được gì không hay chỉ cản trở các hành vi đạo đức tốt
đẹp sẵn có – dưới đây là những hướng dẫn về cách sử dụng nó
Sự lan truyền cảm xúc: là cách mà Tổng Thống Clinton
đã thể hiện bằng cách trực tiếp cảm nhận giống như cảm giác của người
khác đang trải qua. Điều này có thể gây ra sự mệt mỏi vì có thể
làm cho chúng ta luôn muốn thoát khỏi tâm trạng tổn thương của người khác hơn
là chia sẻ với họ. Đó là lý do vài nhà nghiên cứu xem cách này như một “sự đau
khổ thấu cảm”. Kể cả trẻ em cũng thể hiên được cách này. Vì thế, nếu tác giả
Bloom đang tranh cãi về sự lan truyền cảm xúc- biểu hiện bẳng cách đồng cảm,
cùng cảm giác với người cần chia sẻ- có thể tạo ra các hành vi ít tương trợ
hơn, dẫu biết rằng tác giả không sai. Nhưng cũng không chuẩn xác cho cái định
nghĩa về “ sự thấu cảm như trên.
Tự tưởng tượng mình đang trong hoàn cảnh của người khác: đây là
cách Tổng thống Bush thể hiện “sự thấu cảm”, cũng là cách mà những người khác ( kể cà Bloom) thỉnh
thoảng nói về “ sự thấu cảm”. Việc này có liên quan đến yếu
tố tinh thần khi bạn tưởng tượng đặt vị trí mình vào hoàn cảnh của một ai đó và
cho cách xử lý của riêng mình. Một lần nữa, việc này cũng chưa thật sự hợp lý
để có thể mong muốn được đáp lại một hành vi cảm thông. Ví dụ như” Con một
người bạn vừa mất, bạn liên tưởng rằng chính mình rơi vào hoàn cảnh người bạn
đó và cảm thấy vô cùng đau khổ, thậm chí có thể khiến bạn lơ luôn sự giúp đỡ
của người thân.Daniel Batson- Nhà nghiên cứu hàng đầu về sự thấu cảm và hành vi đạo đức vừa phát hiện ra sự thấu cảm tuýp này sẽ tạo ra cảm giác đau khổ cá nhân một người nào đó.
Luôn đặt mình trong hoàn cảnh người khác có thể tạo ra sự phản ứng mang
tính đạo đức bởi vì điều này sẽ gây ra sự tương phản thay vì sự chia sẻ giữa
chúng ta và đối phương. Ví dụ như: khi nhìn thấy một đứa bé nằm vạ ngay lối đi trong các gian hàng siêu thị, thì cũng rất hay có tình huống chê
bai phụ Huynh đứa bé” Nếu là mình trong tình huống đó, mình sẽ không để đứa trẻ
làm như thế”.
Tiếp nhận
quan điểm là một hình thức nhận thức của sự thấu cảm và đã từng được ủng hộ bởi một vị Tổng Thống cách đây
không lâu. Trrong cuộc nói chuyện năm 2014, tại Đại Học Georgetown, Bà Hilary
Clinton đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc “ thể hiện sự tôn trọng quan
điểm người khác, ngay cả là đối thủ của mình ,trong một chừng mực thấu hiểu nào
đó, sẽ thấu cảm với quan điểm và ý kiến của đối phương”. Đây có vẻ là
lần đầu chúng ta nghe về khái niệm nguyên thủy của từ “ thấu cảm”bằng cách tiếp nhận quan điểm của người khác về sự việc
hơn là nhìn bằng quan điểm cá nhân mình.
Tưởng tượng về một tình huống từ quan điểm của người khác thì
khác với việc đơn
giản là tưởng tượng mình thực sự rơi vào tình huống của đó.Việc tiếp nhận quan điểm của người khác luôn đòi hỏi sự lắng nghe chủ động của chúng ta với những gì họ chia sẻ.
Nếu không thể trực tiếp lắng nghe người khác trình bày thì chúng ta có
thể tưởng tượng và hình dung tình huống để cố gắng hiểu những quan
điểm của họ dựa trên trải nghiệm thực sự mà họ đang có,và rồi sẽ
có suy nghĩ vài thứ về họ.
Ở một khía cạnh khác, theo nhà nghiên cứu Daniel Batson, cho dù có hay
không có suy nghĩ về việc bạn nên tiếp nhận quan điểm của đối phương, thì khi con người dùng phương pháp này sẽ tạo ra hiệu quả giúp ích cho
đối phương. Cũng chỉ bởi vì suy nghĩ về quan điểm của người khác sẽ thường làm
ta có cảm giá đồng tình, có sự cùng suy nghĩ liên quan sự việc chung và có thể
gọi đó là “ lòng trắc ẩn”.
Thật ra, sự thấu cảm không hẳn có liên quan đến hình
thức nhận thức của thấu hiểu , dường như là còn hơn chỉ là một kỹ năng. Đôi khi một vài nhà
nghiên cứu gọi đó là “ đọc vị tâm lý” . Việc này có liên quan đến kỹ năng thấu
hiểu được suy nghĩ,cảm xúc của đối phương hơn là tưởng tượng ra những gì liên
quan đến thông tin họ truyến tải bằng lời. Ví dụ bạn có thể suy luận từ cách
đối phương biểu hiện qua đôi mắt, giọng nói và hiểu rằng họ đang bị quấy nhiễu
và bạn được khẳng định chuẩn xác với suy nghĩ của mình là chứng tỏ bạn có khả
năng thấu hiểu tốt, chuẩn xác. Nhưng cũng nên tiếp nhận quan điểm từ đối phương
đê hiểu thêm là vì sao họ bị như thế ( và nếu chính bạn là người gây ra) thì
càng cảm thấy có lỗi hơn.
Vậy sự đồng cảm có làm chúng ta trở
nên hữu ích ?
( Khi tác giả Bloom nói về sự thấu cảm thì ông chủ yếu dùng định nghĩa từ Tổng THống Bill
Clinton thay vì dùng của bà Hilarry Clinton. Bài viết gần đây nhất khi tác giả
nói về “sự thấu cảm” (mà thực ra lại là sự đồng
cảm) mà tôi có thể gọi là “ sự lan truyền cảm xúc” có liên quan đến cảm xúc cá nhân (xem lại định nghĩa thấu cảm lan truyền cảm xúc ở trên) chứ
không phải định nghĩa đúng về sự thấu cảm. Và cũng không gây bất ngờrằng việc
này chả hữu ích gì. Chưa hết, cùng trong bài viết này, cũng như trong các bài
nghiên cứu của các tác giả khác, đã nêu ra rằng “ lòng trắc ẩn” ( tức là quan tâm một cách có thấu hiểu) đã tạo ra nhiều hành động hữu ích. Và
đó là lý do mà tôi phản đối việc chúng ta chỉ dùng một từ
“thấu cảm” để định nghĩa cho tất cả mọi cảm xúc có liên quan; thay vào đó,
chúng ta nên sử dụng từ ngữ chính xác hơn để mô tả “sự thấu cảm” mà mình đang
đề cập là có ý nghĩa cụ thể gì.
Các bài nghiên cứu của sinh viên cho rằng việc cởi mở nhìn nhận vấn đề theo góc độ của người khác có thể giúp chúng ta
mở lòng với họ hơn” Việc này tạo ra hành vi tích cực và tăng cường những thái độ mang tính hỗ trợ, giúp đỡ mọi người, nhóm người bị kỳ
thị như là nhóm người bị khuyết tật. bệnh nhân AIDS, những người
vô gia cư. Nhìn chung, việc nhìn nhận sự việc dưới góc độ của người
khác và sự quan tâm thấu cảm làm giảm đi sự tình trạng giận dữ căng thẳng và bắt nạt .
Nhưng những kết quả nghiên cứu này cũng chưa hoàn toàn thống nhất
Tác giả Bloom có viết một bài liên quan việc “ sự thấu cảm làm gia tăng tình trạng căng thẳng, giận dữ” . Và bài viết chỉ ra sự quan tâm thấu cảm có thể dẫn đến sự giận dữ, căng thẳng , nhưng chỉ giữa con người với nhau và trong một vài tính huống nhất định
nào đó ( ví dụ như ai đó bị phụ tình sẽ bị trầm cảm ). Bài viết còn nghiên cứu
rằng ở một vài người (không cùng huyết thống) sự thấu cảm thật ra
là dấu hiệu giảm dần của tình trạng giận dữ, hiếu chiến. Bài nghiên
cứu này chỉ ra góc khuất quan trọng trong con người dẫn đến tạo ra nhiều loại
thấu cảm khác nhau, với những sắc thái khác nhau.
Tôi nhận ra rằng: việc cố tìm hiểu
góc nhìn của người khác trong mọi tình huống không phải lúc nào cũng hiệu
quả trong việc ứng xử tốt.
Ví dụ như: chúng ta không phải lúc nào cũng đọc được chính xác cảm xúc ,
tưởng tượng chính xác quan điểm của người khác- mà đôi lúc bản thân chúng ta có khi còn làm tốt hơn họ.
Hơn nữa, việc nhìn nhận quan điểm cởi mở không phải lúc nào cũng đạt được
hiệu quả như mong muốn, kể cả với những người có ý tốt.
Ví dụ như: khi một người da trắng được đưa vào hoàn cảnh tưởng tượng ra
quan điểm về cuộc trò chuyện của một nhóm người thiểu số khác, họ bỗng cảm thấy
lo lắng nếu ai đó trông thấy mình và làm
cho họ ngại tiếp xúc với đối phương. Tuy nhiên, theo thông tin nghiên cứu về tình
trạng hiếu chiến thì việc này dường như chỉ đúng với vài người ( nghịch lý là
rơi vào những người có tính kỳ thị thấp). Thực tế cho thấy: Việc thấu cảm bằng cách nhìn nhận sự việc dưới
góc độ của người khác dường như là lý do khiến cho những người có định kiến cao
trong xã hội hành động một cách tích cực hơn đối với những nhóm đối tượng thuộc
các cộng đồng khác họ.
Một vấn đề phát sinh khác nữa với hình thức thấu cảm này là : cho dù chúng ta có
nhận định chính xác những gì người khác cảm thấy trong tình huống đó, thì đôi
khi chúng ta còn có thể làm hại người khác hơn là giúp họ.
Ví dụ như: một anh nhân
viên sale tốt có thể phán đoán được nhu cầu của khách về sản phẩm đến mức nào
và sẽ tăng giá theo nhu cầu ấy. Và những người có năng lực phán đoán tâm lý tốt
thường sẽ làm tốt trong việc nhận định
được nhu cầu tâm lý của người khác mà thiếu đi sự thấu hiểu quan tâm thực sự – thì sẽ tận dụng
điểm nàyđể thao túng người khác nhằm đáp ứng lợi ích cho mình bất chấp là kết
quả có thể không tốt cho người kia. . Nhưng hầu hết ở mọi người, sự thấu cảm sẽ
thường đi kèm với việc cởi mở nhìn nhận quan điểm của người khác. Và trong bài
nghiên cứu của Batson đã chỉ ra rằng việc tiếp nhận quan điểm , thấu hiểu người
khác là cách chân thành nhất để truyền cảm hứng về một lối sống đề cao lòng trắc
ẩn.
Nhưng trong cuốn sách phản đối về sự thấu cảm
của mình, Bloom và những người khác lại cho rằng sự thấu cảm đôi lúc sẽ dẫn
chúng ta đi lạc lối, làm chệch hướng đi khi chúng ta tỏ lòng trắc ẩn tới người
khác một cách thao túng – đặc biệt là những người quá thân thiết với mình Tác
giả Bloom thậm chí còn chỉ ra rằng vài lúc nào đấy khi ta tưởng tượng về cảm nhận,
quan điểm của người khác sẽ khiến chúng ta hướng đến những hành động mang tính không
công bằng chỉ để giúp được một ai đó. Ví dụ như: tác giả đã mô tả trong bài
nghiên cứu rằng nhiều người tham gia vào
dự án được nghiên cứu đã đặt mình vào quan điểm của một đứa trẻ bị ốm đã có xu hướng hành động
không công bằng khi ưu tiên cho đứa trẻ ấy ở vị trí đầu trong hàng dài một danh
sách chờ.
Những
ví dụ này cho thấy những mặt khó khăn khi thực hành lòng thấu cảm thực sự.
Nhưng cách giải quyết nên được đề cao không phải là giấu nhẹm, phớt lờ hay loại
bỏ sự thấu cảm khỏi tâm trí chúng ta (một điều gần như không thể). Làm thế
chẳng khác gì ném một đứa bé sơ sinh vào bồn tắm đầy nước cả; thấu cảm quan tâm
dựa trên lòng trắc ẩn vẫn là một trong những yếu tố cực kì quan trọng để thể
hiện sự cam kết và tính trách nhiệm đạo đức thúc đẩy các hành động tử tế ở khắp
mọi nơi dù là hướng tới cá nhân, cộng đồng hay đất nước.
Thay vào đó, sẽ có ích hơn nếu chúng ta nhìn nhận một cách đúng đắn rằng việc thực hành lòng thấu cảm đúng nghĩa (hay lòng trắc ẩn) đôi lúc sẽ dẫn chúng ta đến những quyết định đầy do dự hay phân vân – nhưng rốt cục là để chúng ta có thể tìm ra cách thức sáng suốt nhất giải quyết các vấn đề còn tồn đọng mà không làm mòn đi trái tim tử tế của chính mình.