Gratitude – Lòng biết ơn

Lòng biết ơn là gì?

Tại sao chúng ta nên thực hành lòng biết ơn?

Tôi có thể nuôi dưỡng Lòng biết ơn bằng cách nào?

Tại sao sự biết ơn tốt cho nhân loại? (Phần 1)

Tại sao sự biết ơn tốt cho nhân loại? (Phần 2)

Tại sao sự biết ơn tốt cho nhân loại? (Phần 3)

3 cách để trau dồi lòng biết ơn ở trường học .

Lòng biết ơn tạo động lực cho chúng ta trở thành người tốt hơn ra sao?

Cách nói lời cám ơn mà không cảm thấy mắc nợ!

Yêu thương cơ thể, giải phóng tâm trí

11 cách để thoát khỏi cơ chế “máy lái tự động” (autopilot) và quay lại kết nối với cơ thể của bạn.

Elisha Goldstein và Stefanie Goldstein – 30/05/2016

1. Biết cơ thể của bạn

Một bài “quét cơ thể” (body scan) đơn giản là một cách tuyệt vời để khơi dậy sức mạnh của cơ thể bạn. Nằm xuống, nhắm mắt lại và tìm hiểu cảm giác bạn đang cảm thấy, như ngứa ran, ấm áp, mát mẻ, căng thẳng, dần cảm nhận rõ hơn khi các cảm giác thay đổi và “quét” dần từ chân đến đầu bạn.

2. Giảm stress với việc rà soát (check-in) thường xuyênTrong suốt cả ngày, cơ thể chúng ta có xu hướng tích lũy căng thẳng. Cách 1 giờ, thực hiện việc rà soát 1 lần, hít thở sâu và cảm nhận sự căng thẳng phát sinh, có thể ở trán, quai hàm, vai hoặc bụng. Cho phép những nơi căng thẳng mềm dần khi bạn hít thở, sau đó kéo dãn người ra và điều chỉnh tư thế của bạn.

3. Tận hưởng điều tốt đẹp

Chúng ta thường cảm thấy những cảm xúc của chúng ta, cả tích cực và tiêu cực, trong cơ thể chúng ta. Lần sau khi bạn cảm thấy tốt, hãy chú ý đến cách biểu hiện điều này trên cơ thể bạn. Cơ thể của bạn có cảm thấy thư giãn không? Có ấm áp trong ngực của bạn, hoặc một nụ cười nhẹ trên khuôn mặt của bạn? Việc bắt đầu nhận thức được của những cảm xúc tích cực cho phép chúng ta mở rộng nhận thức và phát sinh ra những phản ứng tích cực, như sự thôi thúc để thưởng thức và trân trọng cảnh quan đẹp hoặc thúc đấy chúng ta muốn đi chơi. Chắc chắn điều này xây dựng nội lực cá nhân tốt hơn. Quá trình này là điều mà nhà nghiên cứu Barbara Frederickson đã đặt ra: “Lý thuyết mở rộng và xây dựng” (The Broaden and Build Theory).

4. Nâng cao trí thông minh cảm xúc của bạnLắng nghe những manh mối từng thời điểm mà cơ thể bạn cung cấp cho bạn về cảm xúc của bạn. Bằng cách đơn giản nhận thấy những manh mối này, bạn sẽ dần dần tăng trí thông minh cảm xúc của mình. Đây cũng chính là một trong những khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của bạn.

5. Hãy giống như Siêu nhân!

Nghiên cứu của nhà tâm lý học xã hội Amy Cuddy cho chúng ta thấy rằng, những tư thế nhất định thực sự có thể làm tăng sự tự tin và giảm căng thẳng. Hãy thử đứng như Siêu Nhân, với lưng thẳng, ngực thẳng đứng, trái tim cởi mở, và tay ở eo của bạn — sau đó giữ trong hai phút. Và hãy cảm nhận xem chuyện gì xảy ra sau đó!

6. Tiêu khiển trong công việc hàng ngày

Bộ não của chúng ta sẽ chuyển các công việc hàng ngày thành các hoạt động tự động, để chúng ta có thể tập trung vào các hoạt động mới. Việc này sẽ một mặt khác sẽ làm chúng ra lơ đi những việc thông thường hằng ngày, tâm trí sẽ “nhảy” từ bận tâm trong quá khứ đến lo lắng cho tương lai, và làm cho chúng ta quên đi hiện tại Nhưng khi chúng ta mang sự tò mò và nhận thức cho những công việc đơn giản, như rửa chén bát hoặc tắm rửa, con người hiện tại sẽ trở nên sống lại. Ví dụ, lần tới bạn tắm, hãy để ý đến nước làn da của bạn, mùi ngọt ngào của dầu gội, âm thanh của những giọt nước rơi xuống. Nó có thể sẽ trở thành lần tắm tốt nhất mà bạn từng có!

7. “Lên nhạc” cho trái tim của bạn

Một thành phần thiết yếu của hạnh phúc là nuôi dưỡng một trái tim yêu thương, và chúng ta có thể sử dụng cơ thể để làm điều này. Lấy một hoặc hai tay và đặt chúng vào trái tim của bạn, nghĩ đến một người khiến bạn mỉm cười, và trong tâm trí bạn mong muốn họ tốt.

8. Cảm nhận điểm trung tâm của bạn

Bụng thường được gọi là “cốt lõi” của cơ thể và chúng ta có thể sử dụng nó cho sức mạnh và nền tảng. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng, hãy dùng một hoặc hai tay và đặt chúng lên bụng. Sau đó, hít thở sâu vài lần, chú ý đến cách mà chúng làm cho bạn ổn định lại.

9. Di chuyển cơ thể của bạnHầu hết chúng ta dành quá nhiều thời gian ngồi trong ngày, vì vậy tự nhiên cơ thể chúng ta trở nên cứng đờ. Điều này làm tăng sự căng thẳng, stress và sự bế tắc. Bằng cách di chuyển cơ thể của bạn – thay đổi tư thế của bạn, mở ngực của bạn ra, xoắn nhẹ nhàng, hoặc một bài tập “chào mặt trời” trong yoga sẽ làm bạn trở nên hiện diện hơn.

10. Hãy cười lên nào

Một nghiên cứu của Đại học Loma Linda cho thấy rằng việc cười trong một thời gian ngắn có thể giúp chúng ta giảm căng thẳng và tăng trí nhớ ngắn hạn. Một nghiên cứu khác của Đại học Maryland cho thấy rằng tiếng cười có thể bảo vệ khỏi nguy cơ bệnh tim. Dành nhiều thời gian hơn với những người khiến bạn cười và làm những điều khiến bạn cười. Thêm vào đó, tiếng cười rất dễ lan tỏa, vì vậy khi bạn cười, bạn đang tác động tích cực đến thế giới đấy!

11. Một nụ cười rộng mởGiống như tiếng cười, một nửa nụ cười gửi một tín hiệu đến não rằng có điều gì đó tốt đang xảy ra. Hãy thử nghiệm với cách nhẹ nhàng mỉm cười suốt cả ngày và cảm nhận nó như thế nào.
Nguồn: https://www.mindful.org/love-your-body-free-your-mind/

Dịch: Apple Thach_Authentic Live & Learn

Link đọc trên Facebook.

Mindful Self-compassion – Lòng trắc ẩn tự thân

Vì trái tim con người thích rộng mở hơn.

Yêu thương cơ thể, giải phóng tâm trí.

Tại sao chúng ta ưu tiên người khác hơn mình?

Tự trắc ẩn (Self-Compassion) – Cánh cửa tự chữa lành chính mình

Yêu thương bản thân giúp thầy cô giáo tránh áp lực/ kiệt sức như thế nào!

Bạn đang cảm thấy tệ về mình?  hãy đọc bài này nhé.

Cách mindfullness giúp bạn vượt qua thất bại, mất mát và tổn thương: quy trình bốn bước và thiền

Lòng tự trọng và ảnh hưởng của chúng đến những mối quan hệ quanh ta: 53 nghiên cứu ở 13 quốc gia

Đôi khi, “ Tự chăm sóc bản thân ” không phải là làm cho mình cảm thấy tốt hơn.

Sự thất bại của người khác có làm cho bạn trở nên tự trắc ẩn với chính mình hơn?

Tại sao chúng ta ưu tiên người khác hơn mình

Nguồn hình: Unplash

Jo Ritchie

“Hãy có mặt cho người khác, nhưng đừng bao giờ để mình lại phía sau.” ~ Dodinsky

Ở đây, tôi xem xét một số quan niệm sai lầm giữ chúng ta khỏi việc tìm kiếm người quan trọng nhất trong cuộc sống và khám phá lý do tại sao việc Tự chăm sóc mình (Self-care) có thể quay ngược lại giúp ích hơn cho những người khác xung quanh mình.

1. Chúng ta nghĩ rằng Tự chăm sóc mình có nghĩa là ích kỷ. Chăm sóc bản thân trái ngược với việc ích kỷ, vì nó làm cho chúng ta mạnh mẽ hơn và giúp chúng ta hỗ trợ những người thân yêu của mình tốt hơn.

Chúng ta sẽ không giúp được cho bất cứ ai nếu năng lượng của chúng ta cạn kiệt.

Tự chăm sóc là một thuốc giải độc cho sự căng thẳng, vì nó xây dựng khả năng phục hồi để chúng ta có thể đối phó với những thách thức tốt hơn. Giống như những chú ý đeo mặt nạ dưỡng khí trước khi máy bay cất cánh, chúng ta phải đeo mặt nạ cho bản thân trước khi đeo cho người khác ngay cả khi người bên cạnh là một đứa trẻ. Vì chỉ khi chúng ta đủ dưỡng khí thì chúng ta mới có đủ tỉnh táo để xử lí tình huống và giúp những người xung quanh.

2. Chúng ta nhầm lẫn giữa “cứu giúp” với sự quan tâm. Chúng ta thường hy sinh việc Tự chăm sóc mình vì chúng ta quá bận rộn cố gắng giúp mọi người khác. Nhưng mỗi người phải học những bài học của riêng mình trong cuộc sống cho dù nó đau đớn. Bạn là ai mà quyết định rằng bạn biết điều gì là phù hợp với họ? Đây mới chính là ích kỷ, vì nó dựa trên những mong muốn của riêng bạn cho họ, điều này có thể không thực sự là vì lợi ích tốt nhất của họ.

Cách chúng ta thực sự có thể giúp đỡ là tập trung vào bản thân và ngừng việc cố vận hành cuộc sống của người khác.

Trong khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang chăm sóc bằng cách “cứu” họ khỏi những trải nghiệm khó chịu trong cuộc sống của họ, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta đang ngăn cản cơ hội để họ đối mặt với những thử thách của chính họ, để họ phát triển mạnh mẽ hơn, để họ học bài học cuộc sống.Đây là một sự thật khó khăn mà tôi phải đối mặt, vì tôi luôn nghĩ rằng tôi đã trở nên tốt đẹp và quan tâm. Thậm chí còn khó chấp nhận hơn khi một thành viên thân thiết trong gia đình của tôi bị bệnh nặng (chủ yếu xuất phát từ việc làm của chính họ). Tôi đã rất mong muốn và đã cố gắng rất nhiều lần để giúp, nhưng bây giờ tôi nhận ra rằng chính họ phải có mong muốn thay đổi trước.Tôi không có nghĩa là chúng ta sẽ không bao giờ giúp đỡ mọi người, nhưng có một sự khác biệt giữa việc cung cấp sự hỗ trợ cho ai đó khi họ yêu cầu và tự mình đi giúp ai đó và làm cho cuộc sống của họ trở nên giống như chúng ta nghĩ.

3. Chúng ta quen với các mối quan hệ dựa trên sự cần thiết, không phải tình yêu đích thực.Chúng ta thường yêu thích ý tưởng được yêu, bởi vì chúng ta xem những bộ phim Hollywood thể hiện tình yêu kịch tính và cần phải có ai đó 24/7.Khi chúng ta cho đi từ suy nghĩ này, chúng ta sẽ cho quá nhiều, bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta phải chết cho người đó và phải làm như những phát biểu kịch tính khác. Như Ernest Hemmingway đã viết trong Men Without Women: “Điều đau đớn nhất là đánh mất bản thân trong quá trình yêu ai đó quá nhiều và quên rằng bạn cũng đặc biệt.”Thay vì dành mỗi giờ thức dậy của chúng ta suy nghĩ về người khác và quên đi bản thân, chúng ta (và cả đối tác của chúng ta) sẽ được chăm sóc tốt hơn bằng cách tập trung vào chính mình. Bằng cách này, chúng ta sẽ có thể cho đi hoàn toàn, mà không mong đợi bất cứ điều gì đổi lại hoặc cảm thấy bực tức.Như Rollo May đã nói: “Tình yêu thường bị nhầm lẫn với sự phụ thuộc (dependence); nhưng trong thực tế, bạn chỉ có thể yêu khi bạn độc lập (independence)”. Nếu chúng ta chăm sóc bản thân, thì chúng ta sẽ độc lập hơn, ít cần đến sự chú ý hoặc yêu mến hơn, và khi đó chúng ta mới có thể có khả năng kết nối thực sự với một người khác.

4. Chúng ta không nhận ra rằng chúng ta dạy mọi người cách đối xử với chúng ta.

Chúng ta dạy mọi người cách đối xử với chúng ta bằng những hành động và thái độ của chính chúng ta đối với chính mình.

Thông qua các dấu hiệu rằng bạn là một người “giải cứu” và sẽ hy sinh bản thân để giúp đỡ người khác, bạn sẽ thu hút loại người muốn “được giải cứu” và bạn phải là tất cả cho họ. Đây không phải là mối quan hệ cân bằng. Và sau đó, bạn sẽ biến những gì bạn hay phàn nàn trở thành sự thật, những lời phàn nàn về việc: Bạn hay thu hút những người “tận dụng” bạn.Câu hỏi được đặt ra ở đây là liệu họ có thực sự đang tận dụng lấy đi những thứ chúng ta có hay chúng ta đã tự nguyện đưa tất cả cho họ? Có, họ có đóng một phần vai trò trong đó. Nhưng chúng ta không thể thay đổi họ. Chúng ta chỉ có quyền kiểm soát hành động của chính mình, vậy trong chuyện này vai trò của chúng ta là gì?Ngoài ra, mặc dù điều này có thể khó nghe rằng sẽ luôn luôn có một sự trả giá ở phía chúng ta. Hãy nhìn thật kỹ lại: Bạn luôn trở thành “người tốt” hay “nạn nhân”?

5. Chúng ta hay mong đợi người khác sẽ chăm sóc chúng ta. Mặc dù chúng ta có thể tin rằng hành động của chúng ta hoàn toàn vị tha và quan tâm. Tuy nhiên, chúng ta có thực sự không mong đợi điều gì đó đổi lại không?Trước đây tôi đã từng cho đi tất cả mọi thứ và tin rằng tôi đã tốt đẹp, nhưng sau đó cảm thấy bực mình khi họ chắc chắn không trả lại cho tôi một cách công bằng.Tôi phàn nàn với bạn bè rằng người này hoặc người đó không cho tôi đủ (và, trong một số trường hợp, tôi không thấy mình có gì sai!) Thật dễ dàng để phàn nàn về những gì người khác không làm. Thật khó để chấp nhận rằng chính chúng ta đã đưa hết tất cả sự yêu thương của chúng ta cho họ, không giữ lại gì cho mình, và hy vọng họ lấp đầy khoảng trống họ không thể lấp đầy, bởi vì chúng ta đã mất đi cảm giác tự mình cảm thấy hạnh phúc với những gì mình đang có.Phải, ai đó có thể tận dụng bản chất quan tâm chăm sóc của bạn, nhưng nếu bạn nằm xuống để người khác bước lên, bạn không thể ngạc nhiên hơn khi mọi người đối xử với bạn như một tấm thảm chùi chân. Tự chăm sóc mình là trách nhiệm của bạn, không ai khác.

6. Chúng ta không nhận ra giá trị của chúng ta. Cuối cùng, việc chúng ta lo đặt mình ở cuối tất cả cho thấy thực tế rằng chúng ta nghĩ rằng những người khác có giá trị hơn chúng ta. Nếu chúng ta tự tin vào tình yêu thương của mình cho bản thân và đối xử với bản thân như thể chúng ta xứng đáng, thì chúng ta cũng sẽ thu hút ngược lại những tình yêu thương từ người khác và cả những người cũng đang yêu thương chính bản thân họ.Việc này chính là câu chuyện yêu thương và tử tế với bản thân.

Chìa khóa để các mối quan hệ có ý nghĩa thực sự là yêu chính mình đầu tiên.

Nguồn: https://tinybuddha.com/blog/why-put-ourselves-last-why-self-care-priority/

Dịch: Apple Thach_Authentic live & learn

Link đọc trên Facebook.

Workshop Mindful Self-Compassion

Người Việt ta có câu: “Thương người như thể thương thân”, khuyến khích việc mở rộng tình thương cho mọi người xung quanh. Bạn có biết, trong nhiều trường hợp, người đối xử tệ nhất với mình lại chính là bản thân mình.

Đến với hội thảo, chúng ta sẽ tìm hiểu thế nào là yêu thương bản thân, và Yêu thương bản thân đúng cách giúp ta:
– Giảm việc phê phán bản thân
– Làm việc với cảm xúc khó một cách nhẹ nhàng
– Tạo động lực cho mình bằng cách tự động viên, chứ không phải chỉ trích bản thân
– Chuyển hoá các mối quan hệ khó trong công việc, gia đình và xã hội
– Và tuyệt vời hơn hết, trở thành người bạn tốt nhất của chính mình.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có cơ hội:
– Trao đổi trực tiếp với diễn giả về những băn khoăn của mình trong hành trình “thương thân”
– Thực hành yêu thương và sự tử tế với bản thân

————————–

WORKSHOP MINDFUL SELF-COMPASSION “THƯƠNG THÂN NHƯ THỂ THƯƠNG NGƯỜI”

• Thời gian: 9h00 – 11h30 ngày 26/05/2019 (Chủ nhật)
• Địa điểm: Saigon Innovation Hub – 273 Điện Biên Phủ, quận 3, Tp.HCM
• Ngôn ngữ: Tiếng Việt
• Chương trình không thu phí. Đây là hoạt động phục vụ cộng đồng của ALL.
• Đăng ký tại: https://forms.gle/7NvWPrbb4covUVhv5

—————————
Thông tin diễn giả:

– Nguyễn Hoàng Chiêu Anh, Thạc sỹ, Chứng nhận đào tạo giảng viên về “Mindful Self-Compassion” của Center for Mindful Self-Compassion, CA, USA, và “Mindfulness-Based Happiness and Compassion” của Eurasia Learning Institute for Happiness and Well-being; giảng viên Chương trình Giáo dục Khai Phóng (Liberal Arts).

– Nguyễn Thị Ngọc Giàu, Thạc sỹ Tâm lý học, 10 năm kinh nghiệm về ứng dụng tâm lý học và phát triển bản thân, Chứng chỉ Tập huấn viên “Mindfulness-Based Happiness and Compassion” của Eurasia Learning Institute for Happiness and Well-being, Chứng chỉ khóa học “Mindful Self-Compassion” của Center for Mindful Self-Compassion, CA, USA.

Xem thêm thông tin tại Facebook ALL

Workshop – RA QUYẾT ĐỊNH TỪ TRÁI TIM

Bạn mến,

Khi ta cần ra một quyết định quan trọng, thường có lời khuyên “Hãy lắng nghe sự mách bảo của trái tim”. Tưởng dễ hiểu mà thật là khó hiểu.

Làm thế nào để tâm ta đủ tĩnh lặng để lắng nghe tiếng nói nhỏ bé nhưng đầy quyền uy đó? Khó hơn nữa, ta làm sao nếu điều trái tim nói đi ngược lại với tiếng nói của xã hội xung quanh? Làm thế nào để phân biệt được tiếng nói trái tim với cảm xúc nông nổi? Làm thế nào để cân bằng giữa tính thực tế của một quyết định và sự sáng tạo, tưởng chừng đầy rủi ro, của con tim?

Đây là những câu đố của cuộc sống mà chúng ta sẽ cùng khám phá trong workshop “Ra Quyết Định từ Trái Tim” do ALL và MindKind Institute đồng tổ chức vào ngày 7/8/2019. Hãy là chính mình, mang theo những câu hỏi của riêng bạn và chúng ta sẽ cùng giải đố với nhau nhé.

Bạn vui lòng đăng ký tại:
https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdzkNrmkcDtx8i7u0LG1hVX2BmM2yXNTqYkhj0cQQH7J_SrhQ/viewform

* Phí tham dự:
– 150.000VNĐ/Người (Đóng trước 31/7)
– 200.000VNĐ/Người (Đóng sau 31/7)
Bạn vui lòng chuyển khoản về STK: 173529098 – NH VPBank – Chủ tk: Trần Thu Hà
*Lưu ý: Mọi đăng ký chỉ hợp lệ sau khi hoàn tất thủ tục chuyển khoản.

* Thông tin diễn giả:
Tiến sĩ HOME H.C. NGUYEN, Ed.D
– Giáo sư về Lãnh Đạo học (Leadership)
– Cố vấn và là người hướng dẫn cho các giám đốc điều hành, doanh nhân và nhà giáo dục tại Mỹ. Ông từng huấn luyện các giám đốc điều hành cấp trung và ban điều hành cấp cao của Fortune 200 (200 trong 500 công ty lớn nhất Hoa Kỳ xếp hạng theo tổng doanh thu do tạp chí Fortune công bố năm 2006) và nhiều công ty mới khởi nghiệp.
– Giảng dạy và trợ giảng cho các khóa học về Kỹ năng tự nhận thức (Self-Awareness Training), Động lực nhóm giữa các cá nhân (Interpersonal Group Dynamics), Giáo dục và Phát triển Lãnh đạo cho người trưởng thành (Adult Learning and Leadership Development) tại Đại học Columbia và Trường Quản lý Yale (thuộc Đại học Yale).
– Người sáng lập Viện MindKind (https://www.mindkindinstitute.com/drhome?fbclid=IwAR3BgyWQyQXGSIZTgZDeuaYZRRHfHjyeQcq0SmRFhOSE6wbV43hSQvAb4pA) vào năm 2013 với sứ mệnh “Influence the Influencers to lead by Wisdom and succeed by Love” (tạm dịch “Tác động đến những người có sức ảnh hưởng, dùng Trí tuệ để lãnh đạo và dùng Tình thương để thành công”).

Mindful Self-Compassion (MSC)

Chương Trình Đào Tạo



Thông Tin Diễn Giả


Giảng Viên Đào Tạo

– Thạc sỹ Nguyễn Hoàng Chiêu Anh

Cô là giảng viên được cấp chứng chỉ của chương trình Lòng trắc ẩn Tự thân (Mindful Self-Compassion) thuộc Center for Mindful Self-Compasion (Mỹ). Cô cũng là Tập huấn viên chương trình Mindfulness-Based

Happiness and Compassion (tạm dịch Thực tập Tỉnh thức để tạo dựng hạnh phúc và lan toả yêu thương) và Giảng viên của chương trình Happy School (Trường học Hạnh phúc) của Eurasia Learning Institute for Happiness and Well-being. Cô là người đồng sáng lập Authentic Live&Learn, The Caterpies, và là thành viên ban chuyên môn của Tomato Education. Hiện tại, cô cũng là giảng viên của Đại học Hoa Sen.

– Thạc sỹ Trần Thu Hà

Cô là giảng viên được cấp chứng chỉ của chương trình Lòng trắc ẩn Tự thân (Mindful Self-Compassion) thuộc Center for Mindful Self-Compasion (Mỹ). Cô cũng là Tập huấn viên chương trình Mindfulness-Based Happiness and Compassion (tạm dịch Thực tập Tỉnh thức để tạo dựng hạnh phúc và lan toả yêu thương) và Giảng viên của chương trình Happy School (Trường học Hạnh phúc) của Eurasia Learning Institute for Happiness and Well-being. Hiện, cô là giám đốc và là người đồng sáng lập Authentic Live&Learn .

Mindful Self-Compassion (MSC)

Chương Trình Đào Tạo




Khai Giảng và Học Phí

Khai Giảng và Học Phí

MINDFUL SELF-COMPASSION • LÒNG TRẮC ẨN TỰ THÂN

– Thời gian: 17h45 – 20h45 mỗi thứ 5 hàng tuần
Ngày bắt đầu: 26.09.2019
Ngày kết thúc: 14.11.2019 Ngày bắt đầu: 26.09.2019

– Địa điểm: Phòng Doreamon, Tomato’s children Home, 47 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3

– Ngôn ngữ: tiếng Việt

– Phí tham dự:
3,600,000VNĐ/người (hoàn tất đóng phí trước 30/8)
4,000,000VNĐ/người (hoàn tất đóng phí sau 30/8)

– Lệ phí đã bao gồm phí trả cho chuyên gia đào tạo, teabreak, địa điểm và dụng cụ trong suốt khóa học.

Mindful Self-Compassion (MSC)

Chương Trình Đào Tạo


Chương Trình Học



Chương Trình Học

Chương trình gồm 8 buổi học, trải dài 8 tuần, giúp ta:

  • Phát triển lòng thương, sự tử tế với chính mình và kỹ năng thiết yếu để vượt qua thử thách
  • Xây dựng khả năng phục hồi qua những thăng trầm cảm xúc
  • Chữa lành những vết thương từ sự phán xét, hoài nghi chính mình, những tổn thương quá khứ và sự xấu hổ của mình
  • Tìm ra những ý nghĩa sống mới
  • Cải thiện chất lượng các mối quan hệ của mình với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và nhữngn người khác thông qua việc thấy hiểu nhu cầu của chính mình và người khác.


***Lưu ý: Chương trình chỉ dành cho người từ đủ 20 tuổi trở liên.

Happy Bitis

Tuần vừa qua, ALL đã đồng hành cùng Eurasia Learning Institute tập huấn cho 40 anh chị em BITIS về kỹ năng hạnh phúc và có được sự đón nhận rất nhiệt tình và tích cực của mọi người. Cuối retreat, mọi người đều bày tỏ lòng biết ơn và sự trân trọng những trải nghiệm đáng quý trong 3 ngày vừa qua và hướng tới một lối sống đầy tình thương, hạnh phúc và lòng biết ơn”.

BITIS là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đang thí điểm mô hình Gross National Happiness – Chỉ số Tổng Hạnh phúc Quốc dân? Đây là một mô hình trong đó doanh nghiệp không chỉ chú trọng vào lợi nhuận, mà còn đảm bảo đời sống tinh thần cho nhân viên, đồng thời cam kết một hình thức kinh doanh có trách nhiệm với môi trường và xã hội

Thực vậy, một doanh nghiệp thành công không chỉ quan tâm về lợi nhuận mà hơn thế nữa là sức khỏe tinh thần của nhân viên.Người sếp hạnh phúc sẽ lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng sự của mình, điều đó sẽ tạo nên sự thấu cảm, sẻ chia và gấn kết giữa các thành viên trong tổ chức hiệu quả hơn. Về Happy School, ALL hy vọng những hạt mầm hạnh phúc sẽ đâm thành những chồi non lớn lên từng ngày bởi hạnh phúc, tình yêu thương và sự thứ tha. Trên tất cả, chúng tôi muốn bạn – chính bạn phải là người hạnh phúc. Hạnh phúc của bạn sẽ là một tia nước nhỏ tưới lên những chồi non hạnh phúc từng ngày. Hạnh phúc lan tỏa chính là hạnh phúc đích thực vì chỉ khi bạn hạnh phúc thì học sinh của bạn sẽ hạnh phúc, chỉ khi những người cộng sự của bạn trở nên hạnh phúc đó mới là một công ty hạnh phúc


Có thể nói “quan tâm” chính là sợi dây kết nối những mối quan hệ và bạn có biết cách nắm chặt sợi dây này để tạo nên một mối quan hệ chất lượng. Học phần 2 – Happy School – Caring for others and society sẽ giúp bạn.

Mọi thông tin chi tiết về học phần 2:  http://bit.ly/2RUZnIa

Đăng kí học phần 2 – Happy School – Caring for others and society tại: https://goo.gl/HbtBKU

#careforothers #quantam #chamsoc #happiness #ALL #compassion #mindfulness #october #caringforothersandsociety #bitisvietnam #hanhphuc #bitisretreat

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

  • Email: all.org.vn@gmail.com
  • Fanpage: ALL – Authentic Live & Learn
  • Tel: Ms. Linh: 0943 270 111
  • FB:authenticlivelearn